Website được thực hiện theo ấn phẩm "Chân dung Thủ đo Resort"  do Cục Thống kê Bình Thuận phát hành tháng 6/2009 GPXB số 17/GP-STTTT do Sở Thông tin và truyền thông Bình Thuận cấp
Trang chủ
Lời nói đầu
Bài phân tích
Số liệu
 
 
V

V. Năng lực và kết quả hoạt động của các cơ sở lưu trú:

Lượt người đến du lịch tỉnh Bình Thuận càng ngày càng nhiều cho thấy ngành du lịch đang trên đà phát triển, Năng lực hoạt động tăng nhanh thể hiện qua số buồng, số giường của các cơ sở lưu trú được đầu tư mở rộng không ngừng. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 dẫn đến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng giảm sút, từ đó đối với Bình Thuận mức tăng chậm lại và trong năm nay không đạt kế hoạch về khách du lịch quốc tế (đạt 97,5% kế hoạch).

1. Số lượng lượt khách, ngày khách :

Gắn với du lịch là sản phẩm du lịch, do vậy tỉnh ta đang phấn đấu nâng cao sản phẩm du lịch cả về số lượng và chất lượng nhằm ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước nhiều hơn, đồng thời tạo nhiều sản phẩm du lịch giải quyết nhu cầu chi tiêu khách du lịch trong nước và nước ngoài đa dạng, phong phú hơn.

+ Lượt khách phục vụ: Năm 2005 là 1.250.936 lượt khách thì năm 2008 được 2.000.285 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 16,9%. Trong đó lượt khách ngủ qua đêm năm 2005 là 921.794 lượt khách thì năm 2008 được 1.554.686 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 19%.

Riêng khách quốc tế: Năm 2005 là 128.029 lượt khách thì năm 2008 được 195.156 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 15,1%. Trong đó lượt khách ngủ qua đêm năm 2005 là 113.387 lượt khách thì năm 2008 được 186.506 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 18%.

+ Tổng số ngày khách phục vụ: Năm 2005 là 1.250.936 ngày khách thì năm 2008 được 2.000.285 ngày khách, bình quân hàng năm tăng 16,9%. Trong đó khách quốc tế: Năm 2005 là 1.250.936 ngày khách thì năm 2008 được 2.000.285 ngày khách, bình quân hàng năm tăng 16,9%.

Đối với Công ty du lịch lữ hành (phục vụ thuê tour trọn gói từ Bình Thuận đi đến các tỉnh khác) còn ít đơn vị nên Lượt khách phục vụ năm 2005 mới chí có 4.575 lượt khách thì năm 2008 được 9.675 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 28,4%. Tổng số ngày khách phục vụ năm 2005 có 31.812 ngày khách thì năm 2008 được 62.348 ngày khách, bình quân hàng năm tăng 25,1%

Các nước ngoài ngày càng biết đến du lịch Bình Thuận nhiều hơn và theo đà phát triển thuận lợi du lịch quốc tế càng có nhiều nước mới xuất hiện. Thật vậy trong năm 2005 đến du lịch Bình Thuận có  152 nước, các thuộc địa, vùng lãnh thổ  thì năm 2008 có 174 nước. Điều đang ghi nhận, trong năm 2007 để nâng cao cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho khách du lịch Nga tại Bình Thuận, Công ty Du lịch lữ hành Lan Ta- An Travel đã chính thức khai trương tại Phan Thiết. Đây là công ty du lịch lữ hành Việt- Nga đầu tiên được thành lập tại Bình Thuận. Từ đó cơ cấu khách du lịch Nga ngày càng tăng hẳn lên rõ rệt. Cơ cấu số lượng lượt khách quốc tế theo nước có những chuyển biến nhất định như sau:                                                                                    ĐVT: %       

 

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

CH Liên Bang Đức

13,7

14,2

11,9

15,0

Liên Bang Nga

4,1

5,7

8,7

13,1

Mỹ

10,5

10,0

10,4

8,1

Pháp

10,9

9,4

10,0

8,1

CH Hàn Quốc

7,8

7,1

9,7

7,0

Ô-xtrây-li-a

5,8

6,1

7,2

6,2

Vương quốc Anh

6,4

8,1

5,3

5,3

Thụy Điển

3,1

2,6

2,0

5,3

Ca-na-đa

3,4

3,0

3,1

4,1

Hà Lan

4,0

4,0

4,4

3,6

Thụy Sỹ

2,0

2,4

1,9

2,6

Trung Quốc

2,1

1,8

2,8

2,5

Đan Mạch

1,6

1,1

1,5

2,2

Áo

1,4

0,9

1,2

2,1

Nhật Bản

3,7

3,8

3,1

1,8

Phần Lan

1,1

0,8

1,7

1,7

Đài Loan

2,0

1,7

1,0

1,1

Bỉ

1,1

0,7

1,0

1,0

Vương quốc NaUy

0,8

0,8

0,8

0,9

Xin-ga-po

0,9

0,6

1,1

0,8

Italia

3,1

1,3

1,0

0,8

Xingapore

0,9

1,1

0,8

0,8

Niu-zi-lân

1,3

0,7

1,1

0,7

Ai-len

1,2

0,9

1,0

0,7

Ma-lai-xi-a

0,4

0,4

0,4

0,4

 

Mùa khách du lịch quốc tế theo các tháng thường tập trung cao ở những tháng đầu năm và những tháng cuối năm, thể hiện qua biểu đồ số lượt khách quốc tế theo tháng qua 3 năm 2006-2008 như sau:

2. Số buồng, giường và các hệ số sử dụng buồng, giường:

Một số chỉ tiêu chủ yếu về chất lượng, các hệ số buồng, giường cho thấy năm sau cao hơn năm trước, song việc khai thác công suất sử dụng buồng giường còn nhiều hạn chế so với tiềm năng du lịch tỉnh nhà dồi dào. Có thể thấy qua các năm như sau:

+ Tổng số buồng: năm 2005 là 5.410 thì năm 2008 nâng lên có 7.861 buồng bình quân hàng năm tăng 13,3%. Trong đó các cở sở doanh nghiệp năm 2005 là 3.325 thì năm 2008 nâng lên có 4.990 buồng bình quân hàng năm tăng 14,5%.

+ Tổng số giường: năm 2005 là 10.259 thì năm 2008 nâng lên có 13.796 giường bình quân hàng năm tăng 13,3%. Trong đó các cở sở doanh nghiệp năm 2005 là 6.299 thì năm 2008 nâng lên có 9.347 giường bình quân hàng năm tăng 14,1%.

+ Hệ số sử dụng buồng: năm 2005 được 49,4% thì năm 2008 nâng lên 56,1%

+ Hệ số sử dụng giường: năm 2005 được 47,5% thì năm 2008 nâng lên 52,5%

+ Hệ số ngày lưu trú (độ dài ngày bình quân một lượt khách): năm 2005 được 1,65 lượt thì năm 2008 đạt 1,66 lượt (trong đó khách quốc tế năm 2005 được 2,33 thì năm 2008 nâng lên 2,86).

Doanh thu bình quân ngày/khách du lịch: năm 2005 được 0,401 triệu đồng năm 2008 nâng lên 0,552 triệu đồng (trong đó khách quốc tế năm 2005 được 0,890 triệu đồng thì năm 2008 nâng lên 1,232 triệu đồng).

Nhìn chung, thông qua tốc độ tăng doanh thu du lịch và các hệ số sử dụng buồng giường, độ dài ngày khách du lịch lưu trú, bình quân doanh thu một ngày của một khách du lịch, có thể nhận xét như sau:

- Phát triển du lịch là mục tiêu và cũng là động lực thúc đẩy nhiều ngành  ngành kinh tế tăng trưởng, bởi vì doanh thu du lịch không chỉ có ở ngành khách sạn, nhà hàng mà còn bao gồm trong các ngành dịch vụ khác, ở mức độ chiều sâu cũng góp phần cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm du lịch và ngành xây dựng trong các dự án về du lịch.

-   Tốc độ tăng doanh thu và cơ sở lưu trú phù hợp với sự nỗ lực phát triển du lịch hiện nay.

-   Các hệ số sử dụng bước đầu tăng không cao do các cơ sở lưu trú đang đầu tư theo chiều rộng, mặc dầu các cơ sở lưu trú tăng nhanh nhưng một số cơ sở lưu trú mới đi vào hoạt động hệ số sử dụng còn rất thấp. Mặt khác thời kỳ khách du lịch đến không đồng bộ, có lúc khách đến rất nhiều nhất là trong những ngày lễ, ngày thứ bảy, chủ nhật (có lúc quá tải đối với các cơ sở lưu trú ở Khu du lịch Mũi Né). Nhưng ngược lại cũng có nhiều cơ sở lại không có khách hoặc là khách rất ít vào các ngày bình thường, tiềm năng du lịch của tỉnh nhà dồi dào nhưng khả năng khai thác còn hạn chế.

-   Doanh thu bình quân ngày/khách du lịch chưa cao, do một số lượng lớn khách du lịch đến Bình Thuận lưu trú ngắn ngày, một số lượng không nhỏ có thu nhập thấp chi tiêu mức độ và mặt khác sản phẩm cung ứng du lịch cũng còn hạn chế. Vấn đề đặt ra hiện nay là số lượng du khách ngày càng tăng nhưng hiệu quả nguồn thu vẫn chưa tương ứng, các hệ số sử dụng, bình quân doanh thu còn thấp. Nguyên nhân do khâu quản lý kinh doanh chưa đồng bộ, các điểm kinh doanh du lịch đẹp, nhiều hấp dẫn, nhưng cơ sở hạ tầng chưa đầu tư tương ứng, các khu trung tâm thương mại, khu mua sắm cho khách du lịch chưa được nhiều.

- Việc triển khai thực hiện đầu tư các cơ sở hạ tầng ở một số khu du lịch còn chậm so với yêu cầu. Số dự án du lịch chưa triển khai xây dựng, chưa đi vào hoạt động kinh doanh chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số dự án đầu tư, môi trường vệ sinh tại các khu du lịch chưa hoàn toàn cải thiện.


| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |

 
 
Design by PSONet

© 2009 Cục Thông kê Bình Thuận