CHÍNH PHỦ Số : 10/1998/CP | CỘNG HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc N310 Hà Nội, ngày 23 tháng 1 năm 1998 |
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Nhằm khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
Những quy định chung
Điều 1.
1. Chính phủ Việt Nam bảo đảm thực hiện ổn định, lâu dài chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam; đồng thời sửa đổi, bổ sung chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư.
2. Chính phủ Việt Nam khuyến khích và dành ưu đăi đặc biệt đối với các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng công nghệ cao, dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và Danh mục các địa bàn khuyến khích đầu tư được quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
3. Trong trường hợp các quy định mới của pháp luật làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh (sau đây gọi là Doanh nghiệp) đă được quy định tại Giấy phép đầu tư th́ các quy định đó sẽ không áp dụng đối với các dự án đă được cấp Giấy phép đầu tư.
Các quy định mới ưu đăi hơn được ban hành sau khi Doanh nghiệp đă được cấp Giấy phép đầu tư sẽ được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh cho Doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Nghị định này.
Điều 2.
1. Các Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực và địa bàn quản lư; cải tiến việc điều hành, rà soát thủ tục đầu tư nhằm bảo đảm thủ tục đầu tư đơn giản, nhanh chóng theo nguyên tắc “một cửa”, “một đầu mối”.
Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về hoạt động của các cơ quan, cán bộ thuộc quyền quản lư của ḿnh và xử lư kịp thời mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Các Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cần thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trường hợp có ư kiến khác nhau phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chương II
H́nh thành dự án đầu tư
Điều 3. Ngoài những lĩnh vực thuộc Danh mục không cấp phép đầu tư và những lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn dự án đầu tư, h́nh thức đầu tư, địa bàn, tỷ lệ góp vốn pháp định, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn đối tác thuộc các thành phần kinh tế của Việt Nam để hợp tác đầu tư.
Điều 4. Đối với các dự án đầu tư có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ 80% trở lên và một số lĩnh vực khác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, nhà đầu tư đăng kư hồ sơ theo mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư quyết định cấp Giấy phép đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Điều 5. Đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà theo quy định phải có Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề, Doanh nghiệp chỉ cần đăng kư với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai hoạt động kinh doanh của ḿnh theo mục tiêu, ngành nghề quy định tại Giấy phép đầu tư, không phải xin Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề.
Chương III
Khuyến khích và bảo đảm đầu tư
Điều 6.
1. Đối với các dự án được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 23 tháng 11 năm 1996, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét điều chỉnh thuế suất thuế lợi tức ưu đăi và thời hạn miễn, giảm thuế lợi tức theo các tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư quy định tại Nghị định 12/CP ngày 18 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định 12/CP) hoặc quy định tại Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ.
2. Thuế suất thuế lợi tức ưu đăi áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh đầu tư vào các dự án thuộc Danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và Danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư được áp dụng trong suốt thời hạn hoạt động của dự án.
Điều 7. Ngoài những trường hợp được miễn thuế lợi tức 8 năm theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Nghị định 12/CP, các dự án đầu tư vào các địa bàn khuyến khích đầu tư và các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này được miễn thuế lợi tức trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lăi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
Điều 8. Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được tạm chưa nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời hạn được quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.
Đối với một số sản phẩm xuất khẩu do yêu cầu sản xuất hoặc chu kỳ sản xuất, th́ thời gian tạm chưa nộp thuế nói trên do Bộ Tài chính quyết định.
Điều 9. Giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải nộp thuế nhập khẩu được xác định trên giá ghi trong hoá đơn hàng hoá nhập khẩu. Trường hợp không có hoá đơn th́ giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo quy định của Bộ Tài chính.
Nghiêm cấm việc lợi dụng giá tính thuế nhập khẩu để gian lận thuế; mọi hành vi gian lận thuế nhập khẩu sẽ bị xử lư nghiêm minh theo pháp luật.
Điều 10.
1. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 63 Nghị định 12/CP được quy định tại Phụ lục II.A kèm theo Nghị định này. Ngoài việc được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải nói trên, Doanh nghiệp c̣n được miễn thuế nhập khẩu đối với :
- Vật tư xây dựng nhập khẩu để tạo tài sản cố định mà trong nước chưa sản xuất được;
- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế tạo thiết bị, máy móc trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với các loại vật tư, nguyên liệu nói trên được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ.
2. Ngoài những thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 63 Nghị định 12/CP, Doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn, văn pḥng - căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn c̣n được nhập khẩu miễn thuế một lần trang thiết bị quy định tại Phụ lục II.B kèm theo Nghị định này.
3. Các dự án đầu tư thuộc Danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư vào vùng núi, vùng sâu, vùng xa quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Điều 11. Trong quá tŕnh hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chuyển khoản lỗ của bất kỳ năm tính thuế nào sang năm tính thuế tiếp theo và được bù khoản lỗ đó bằng lợi nhuận của những năm tiếp theo, nhưng không đuợc quá 5 năm.
Điều 12.
1. Lăi tiền vay của Doanh nghiệp được tính vào chi phí xây dựng cơ bản hoặc chi phí sản xuất của Doanh nghiệp và được xác định trên cơ sở hợp đồng tín dụng nhưng không cao hơn lăi suất trần tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố đối với các khoản vay trong nước và không cao hơn lăi suất và phí đối với các khoản vay nước ngoài đă được đăng kư tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp doanh được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế các khoản tài trợ cho các hoạt động v́ mục đích từ thiện, nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Điều 13.
1. Đối với dự án đầu tư phải có sản phẩm xuất khẩu th́ tỷ lệ và tiến độ thực hiện tỷ lệ xuất khẩu được quy định tại Giấy phép đầu tư.
Trong quá tŕnh kinh doanh, nếu chưa thực hiện được các điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu quy định tại Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Thương mại xem xét điều chỉnh kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng năm. Trong trường hợp Doanh nghiệp 3 năm liên tục không thực hiện được tỷ lệ xuất khẩu quy định tại Giấy phép đầu tư, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư sẽ xem xét điều chỉnh tỷ lệ xuất khẩu và các ưu đăi quy định tại Giấy phép đầu tư hoặc thu hồi Giấy phép đầu tư.
2. Doanh nghiệp bán sản phẩm do Doanh nghiệp sản xuất cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và thuế doanh thu tương ứng đối với số sản phẩm nói trên.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được ủy thác và nhận uỷ thác xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp được mua hàng hoá, sản phẩm tại thị trường Việt Nam để chế biến xuất khẩu hoặc để xuất khẩu theo quy định của Bộ Thương mại.
Điều 14.
1. Số sản phẩm được phép tiêu thụ tại thị trường Việt Nam do Doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoặc thông qua đại lư và không bị giới hạn về địa bàn tiêu thụ sản phẩm.
2. Giá bán sản phẩm do Doanh nghiệp quyết định. Đối với những hàng hoá, dịch vụ Nhà nước thống nhất quản lư giá th́ giá bán theo khung giá do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố.
Điều 15.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm cân đối ngoại tệ cho Doanh nghiệp trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu và các công tŕnh đầu tư quan trọng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố. Việc đảm bảo bán ngoại tệ đối với các Doanh nghiệp nói trên được áp dụng ổn định suốt thời gian hoạt động của Doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất có nghĩa vụ xuất khẩu sản phẩm và các Doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nói tại Khoản 1 Điều này được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ một phần nhu cầu ngoại tệ trong trường hợp thật sự cần thiết và hợp lư trong 3 năm đầu kể từ khi Doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh theo thứ tự ưu tiên sau :
- Nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất trong năm;
- Nhập khẩu phụ tùng thay thế;
- Trả lăi tiền vay.
3. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (du lịch, khách sạn, văn pḥng cho thuê, vận tải công cộng, trường học, y tế, văn hoá, cho thuê thiết bị,...) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho mua ngoại tệ phù hợp với các quy định về quản lư ngoại hối hiện hành.
4. Việc bán ngoại tệ của các ngân hàng cho các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 16. Trong quá tŕnh hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Doanh nghiệp có quyền dùng tài sản của ḿnh để cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật.
Điều 17.
1. Trường hợp Doanh nghiệp thuê đất để thực hiện dự án đầu tư hoặc Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất th́ tiền thuê đất hoặc tiền nhận nợ với Nhà nước trong trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất được tính từ khi Doanh nghiệp được giao quyền sử dụng đất theo Hợp đồng thuê đất.
2. ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư xác định chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm tổ chức việc đền bù, giải phóng mặt bằng.
Điều 18.
1. Chính phủ bảo đảm hỗ trợ xây dựng các công tŕnh hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Khu công nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh công tŕnh hạ tầng kỹ thuật có thể thoả thuận với doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về việc ứng trước vốn hoặc phương thức khác để xây dựng công tŕnh hạ tầng kỹ thuật.
2. Ngoài việc cho các doanh nghiệp thuê lại đất để xây dựng doanh nghiệp, doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp được phép cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê lại đất chưa cho thuê để các doanh nghiệp này cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
Chương IV
Quản lư nhà nước hoạt động của doanh nghiệp
Điều 19.
1. Các Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lư nhà nước về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật, chấn chỉnh và tăng cường chế độ phối hợp trong công tác quản lư Doanh nghiệp.
2. ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lư kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền và hướng dẫn các Doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định tại Giấy phép đầu tư và quy định của pháp luật.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp cung cấp thông tin về t́nh h́nh đầu tư cho các Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và định kỳ làm việc với các Bộ Tài chính, Thương mại, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục địa chính, Tổng cục Hải quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để xử lư kịp thời các vấn đề phát sinh, giải quyết các kiến nghị của Doanh nghiệp, đề xuất những chính sách, biện pháp cải thiện môi trường đầu tư.
Điều 20.
1. Việc kiểm tra hoạt động của Doanh nghiệp nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vấn đề phát sinh, thực hiện theo đúng quy định của Giấy phép đầu tư và quy định của pháp luật. Việc kiểm tra phải theo đúng các quy định sau :
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lư Khu công nghiệp cấp tỉnh (đối với Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp) xây dựng kế hoạch và chủ tŕ tổ chức kiểm tra định kỳ để đánh giá t́nh h́nh thực hiện các quy định của Giấy phép đầu tư, đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp;
- Các Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng kế hoạch và chủ tŕ tổ chức kiểm tra chuyên ngành để đánh giá t́nh h́nh thực hiện các quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực quản lư theo thẩm quyền;
- Các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra bất thường khi Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có sự cố.
2. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo trước với ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lư Khu công nghiệp cấp tỉnh nơi có Doanh nghiệp về kế hoạch và nội dung kiểm tra.
Việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên ngành được thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một Doanh nghiệp.
3. Cơ quan kiểm tra định kỳ và kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm thông báo kế hoạch, nội dung kiểm tra cho Doanh nghiệp ít nhất là 7 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra. Thời gian kiểm tra tại một Doanh nghiệp tối đa không quá 5 ngày làm việc; trường hợp thời gian kiểm tra đ̣i hỏi dài hơn th́ Cơ quan kiểm tra phải thông báo cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lư Khu công nghiệp cấp tỉnh.
Mọi hoạt động kiểm tra tuỳ tiện, không đúng pháp luật, lợi dụng kiểm tra gây phiền hà cho Doanh nghiệp đều bị xử lư theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại về việc kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng với quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra gửi báo cáo kết quả kiểm tra đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan.
Chương V
Điều khoản thi hành
Điều 21.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kư.
2. Trường hợp có các quy định khác nhau giữa Nghị định này và các Nghị định của Chính phủ liên quan đến đầu tư nước ngoài được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực th́ áp dụng các quy định của Nghị định này.
3. Các quy định của các Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với quy định của Nghị định này đều bị băi bỏ.
Điều 22. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận : - Thường vụ Bộ Chính trị, - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP, - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, - UBND, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, - Văn pḥng Quốc hội, - Văn pḥng Chủ tịch nước, - Văn pḥng TW và các Ban của Đảng, - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, - Toà án nhân dân tối cao, - Cơ quan TW của các đoàn thể, - Công báo, - VPCP : BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, - Lưu : QHQT (5), VT. | T/M. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải. |