TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Thông cáo báo chí tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm tỉnh Bình Thuận

Tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm 2020 của tỉnh diễn ra trong bối cảnh có nhiều bất lợi, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi nắng hạn; đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 3,81% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2016-2019 (Năm 2016 tăng 6,6%; năm 2017 tăng 6,53%; năm 2018 tăng 8,58%; năm 2019 tăng 8,46%.). Tuy thấp hơn so với cùng kỳ những năm gần đây, nhưng là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19 gây ra

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

TỈNH BÌNH THUẬN

 Tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm 2020 của tỉnh diễn ra trong bối cảnh có nhiều bất lợi, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi nắng hạn; đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, cùng với đó tình hình kinh tế của cả nước cũng như thế giới có nhiều biến động như kinh tế thế giới tăng trưởng chậm ([1]), những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ([2]); chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Iran, Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng căng thẳng,...

I. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 3,81% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2016-2019 (Năm 2016 tăng 6,6%; năm 2017 tăng 6,53%; năm 2018 tăng 8,58%; năm 2019 tăng 8,46%.). Tuy thấp hơn so với cùng kỳ những năm gần đây, nhưng là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19 gây ra. Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,22%, làm giảm 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,05%, đóng góp 4,52 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ giảm 3,18%, làm giảm 1,15 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,5%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 6 sáu đầu năm 2020 tăng thấp so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của nắng hạn, phải cắt giảm khoảng 15 ngàn hécta lúa vụ đông xuân; trong đó, ngành nông nghiệp tăng trưởng âm 3,07%; ngành lâm nghiệp tăng 18,45%; ngành thủy sản tăng 2,49%.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2020 tăng 15,62% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành khai khoáng tăng 12,26%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,23%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 20,17%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,55%. Ngành xây dựng tăng 11,08%.

Ngành dịch vụ, đây là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19, nhất là lĩnh vực thương mại, xuất khẩu, dịch vụ. Sáu tháng đầu năm 2020, khu vực này có tốc độ tăng trưởng âm 3,18%; trong đó, nhóm ngành có tỷ trọng lớn góp phần vào mức tăng trưởng âm là dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh, giảm 19,34% so với cùng kỳ năm trước; vận tải kho bãi giảm 19,78%.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 24,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,26%; khu vực dịch vụ chiếm 31,68%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,27% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 24,9%; 32,81%; 33,78%; 8,51%).

II. Nông - Lâm - Thuỷ sản

Sáu tháng đầu năm 2020, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nắng hạn, theo đó Ủy ban Nhân dân tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2 trên địa bàn tỉnh; nông dân tích cực gieo trồng vụ hè thu và thực hiện các biện pháp chống hạn; dịch tả lợn Châu Phi cơ bản được khống chế, đã có 47/47 xã có quyết định công bố hết dịch; thời tiết ngư trường thuận lợi, sản lượng khai thác thuỷ sản tăng (tăng 1,25% so cùng kỳ); công tác phòng, chống cháy rừng tiếp tục được tăng cường, không để xảy ra cháy gây thiệt hại về rừng.

1. Trồng trọt:

* Cây hàng năm:

Vụ Đông Xuân 2019-2020: Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 31.926,1 ha, giảm 32,7% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây lúa đạt 22.208,9 ha, giảm 39,9%; cây bắp đạt 3.450,6 ha, giảm 3,0%. Dự ước sản lượng lương thực vụ đông xuân đạt 176.527 tấn, giảm 34,5% so với cùng kỳ; năng suất bình quân ước 68,8 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha. Trong đó, sản lượng lúa 148.266,6 tấn, giảm 38,7%, năng suất ước 66,8 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha; sản lượng bắp 28.260,4 tấn, tăng 1,7%, năng suất ước 81,9 tạ/ha tăng 3,8 tạ/ha.

Ước tính đến ngày 15/6 toàn tỉnh xuống giống vụ Hè thu được 25.559,2 ha, bằng 51,8 % so với cùng kỳ và bằng 28,5 % so với kế hoạch vụ. Đối với cây lương thực, diện tích gieo trồng đạt 20.943,5 ha; trong đó, cây lúa đạt 18.225,5 ha, bằng 53,9% so với vụ cùng kỳ và bằng 43,2% so với kế hoạch; cây bắp đạt 2.718 ha, bằng 44,7% so với cùng kỳ. Cây có hạt chứa dầu đạt 699 ha, bằng 93% so với cùng kỳ. Cây thực phẩm đạt 3.420 ha, bằng 50,2% so với cùng kỳ. Cây hàng năm khác đạt 322,6 ha, bằng 93,2 % so với cùng kỳ.

* Cây lâu năm: Tổng diện tích trồng cây lâu năm 6 tháng đầu năm 2020 đạt 108.200 ha, tăng 1,9% so với cùng kỳ; trong đó, cây công nghiệp lâu năm 63.567,3 ha, giảm 0,6%; cây ăn quả lâu năm đạt 40.949 ha, tăng 4,2%; cây lâu năm còn lại 1.572,1 ha, giảm 2,6%.

2. Chăn nuôi:

Đàn trâu, bò: Ước đến thời điểm 15/6/2020 toàn tỉnh có 177.040 con trâu, bò, tăng 0,7% so với cùng kỳ. Trong đó, đàn trâu 8.650 con, giảm 3,3%; đàn bò 168.390 con, tăng 0,9%, chăn nuôi bò tiếp tục duy trì và phát triển.

Đàn lợn: Ước đến thời điểm 15/6/2020, tổng đàn lợn 271.300 con, tăng 7,2% so với cùng kỳ; chăn nuôi lợn đang hồi phục do giá lợn hơi đang ở mức cao, các đơn vị chăn nuôi đang mở rộng quy mô phát triển đàn trở lại..

Đàn gia cầm: Ước đến thời điểm 15/6/2020, tổng đàn gia cầm 3.756 ngàn con, tăng 9,9% so với cùng kỳ; đàn gia cầm phát triển khá tốt, dịch bệnh được kiểm soát, do đó, nhiều cơ sở chăn nuôi mạnh dạn mở rộng quy mô đàn.

3. Lâm nghiệp:

Sáu tháng đầu năm hoạt động trồng rừng chưa được triển khai. Diện tích rừng trồng khai thác là 5.939 ha; lũy kế 6 tháng đạt 12.104 ha. Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng 6 tháng năm 2020 ước đạt 1.500 ha.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 41 trường hợp cháy rừng, với diện tích 67,02 ha, chủ yếu cháy trảng cỏ, cây bụi, lá khô dưới tán rừng được huy động chữa cháy kịp thời nên không gây hại về tài nguyên rừng.

Giao khoán bảo vệ rừng 131.392 ha, đạt 108,6% kế hoạch. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên 1.500 ha, đạt 100% kế hoạch.

4. Thuỷ sản:

Sản lượng thuỷ sản khai thác 6 tháng ước đạt 101,4 ngàn tấn, tăng 1,14% so cùng kỳ; chia ra, nuôi trồng 6,9 ngàn tấn, giảm 0,35%; khai thác 94,5 ngàn tấn, tăng 1,25%. Sản lượng tôm giống sản xuất 6 tháng, ước đạt 11,2 tỷ post, bằng 82,6% so với cùng kỳ.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường. Luỹ kế 5 tháng (tính đến 15/5/2020) có 33 vụ vi phạm; trong đó, có 02 vụ không đăng ký tàu cá, 03 vụ không chứng chỉ thuyền trưởng, 02 vụ không đánh dấu tàu cá, 2 vụ tàng trữ ngư cụ cấm trên tàu cá, 09 vụ không cập cảng cá chỉ định bốc dở sản phẩm, 07 vụ không thông báo trước khi cập cảng, 05 vụ thuyền viên không có tên trong sổ danh bạ,…).

III. Công nghiệp; Đăng ký kinh doanh và thu hút đầu tư

1. Công nghiệp:

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến khu vực sản xuất công nghiệp, nhất là các lĩnh vực ngành nghề như chế biến, chế tạo; dự ước chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 tăng 14,61% so với cùng kỳ (sáu tháng đầu năm 2019/2018 tăng 22,07%). Các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng dịch Covid-19; các ngành hàng bị ảnh hưởng về thị trường xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm gồm: giày da, may mặc, đồ gỗ và các sản phẩm gỗ, nông sản, thủy sản.

Dự ước chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 6 năm 2020 tăng 18,92% so với cùng kỳ, trong đó, ngành khai khoáng tăng 0,5%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,34%, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 24,63%, ngành cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,52%. Dự ước chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 tăng 14,61% so với cùng kỳ, trong đó, ngành khai khoáng tăng 8,44%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,02%, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 18,85%, ngành cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,41% so với cùng kỳ.

Một số sản phẩn chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: cát sỏi các loại tăng 4,73%; đá khai thác tăng 2,47%; muối hạt tăng 45,37%; thuỷ sản đông lạnh tăng 0,28%; hạt điều nhân tăng 27,8%; nước khoáng tăng 2,63%; gạch các loại tăng 16,18%; nước máy sản xuất tăng 1,33%; điện sản xuất tăng 17,42%; thức ăn gia súc tăng 15,34%.

Xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau:

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2020 so quý I/2020, cho thấy có 47,89% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn quý trước; có 28,17% số doanh nghiệp cho rằng ổn định, tuy nhiên có 23,94% số doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất gặp khó khăn.

Qua khảo sát các doanh nghiệp, trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý II/2020 so với quý I/2020, có 40% doanh nghiệp đánh giá do thiếu nguyên nhiên vật liệu; có 7,69% doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có 10,77% doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường trong nước thấp; có 7,69% doanh nghiệp đánh giá do nhu cầu thị trường quốc tế thấp; có 7,69% doanh nghiệp cho rằng do không tuyển được lao động theo yêu cầu; có 10,77% doanh nghiệp cho rằng do gặp khó khăn về tài chính; có 6,15% doanh nghiệp đánh giá do chính sách pháp luật nhà nước và có 9,24% doanh nghiệp đánh giá lý do khác.

2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp và đầu tư

Từ đầu năm đến nay (đến 20/6/2020) có 596 doanh nghiệp thành lập mới, bằng so với cùng kỳ (trong đó có 404 doanh nghiệp, tăng 1,25% so với cùng kỳ và 192 đơn vị trực thuộc, giảm 2,54% so với cùng kỳ); vốn đăng ký 4.587,94 tỷ đồng, giảm 18,19% so với cùng kỳ; đã giải thể 91 doanh nghiệp, giảm 32,59% so với cùng kỳ (trong đó có 45 đơn vị trực thuộc); tạm ngừng hoạt động 185 doanh nghiệp, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ (trong đó 36 đơn vị trực thuộc); thông báo thay đổi 195 doanh nghiệp, tăng 36,36% so với cùng kỳ; hoạt động trở lại 54 doanh nghiệp (trong đó 9 đơn vị trực thuộc), giảm 29,87% so với cùng kỳ.

Từ đầu năm đến nay (đến 10/6/2020), trên địa bàn tỉnh có 22 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng diện tích đất 235,6 ha, tổng vốn đăng ký 5.292,9 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế đến ngày 10/6/2020, trên địa bàn tỉnh có 1.569 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng diện tích đất 49.835 ha, tổng vốn đăng ký 319.049 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng (tính đến 10/6/2020) có 07 dự án khởi công, không có dự án đi vào hoạt động và 04 dự án bị thu hồi do chậm triển khai thực hiện.

Qua 6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã kịp thời có những giải pháp, đồng bộ, hiệu quả để ứng phó cả trước mắt và lâu dài, tháo gỡ khó khăn, khôi phục nền kinh tế sau đại dịch, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đôn đốc triển khai, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm, quan trọng, bức xúc và các dự án lớn tạo đột phá để khai thác tiềm năng lợi thế, thu hút mạnh mẽ đầu tư trên địa bàn. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2020 đạt 13.518,7 tỷ đồng, tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước; trong đó vốn ngân sách nhà nước đạt 1.410,8 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước.

IV. Thương mại, giá cả; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải
1. Thương mại, giá cả:

Sáu tháng đầu năm 2020, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra; tuy nhiên, hàng hoá vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng, giá bán ổn định không tăng giá đột biến; các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, hệ thống chợ trong toàn tỉnh vẫn duy trì phục vụ nhu cầu người dân và có sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Hoạt động thương mại, dịch vụ giảm so với cùng kỳ năm trước.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 6 tháng, ước đạt 26.803,2 tỷ đồng, giảm 3,83% so cùng kỳ năm trước (luỹ kế 6 tháng năm 2018/2017 tăng 11,3%; luỹ kế 6 tháng năm 2019/2018 tăng 11,77%). Chia ra, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 18.767,9 tỷ đồng, chiếm 70,02% tổng mức và tăng 1,35% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 5.176,9 tỷ đồng, chiếm 19,31% tổng mức và giảm 18,23% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 2.858,5 tỷ đồng, chiếm 10,66% tổng mức và giảm 5,27% so với cùng kỳ năm trước.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2020 so với tháng trước tăng 0,69%; so với tháng cùng kỳ năm trước (sau 01 năm) tăng 3,91%; bình quân 6 tháng năm 2020 tăng 4,57% so bình quân 6 tháng năm 2019; so với tháng 12/2019 chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,72%.

So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 8 nhóm hàng tăng: Giao thông tăng 7,06%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,63%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,38%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,13%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,07%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,05%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,05%. Riêng, 3 nhóm hàng vẫn ở mức ổn định, không biến động: Thuốc và dịch vụ y tế 100%; bưu chính viễn thông100% và giáo dục 100%.

2. Du lịch:

Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm bị ảnh hưởng khá nặng nề do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Lượng khách đến cũng như doanh thu giảm mạnh làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Dự ước 6 tháng đầu năm 2020, các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đón và phục vụ 1.546,2 ngàn lượt khách, giảm 47,59% so cùng kỳ năm trước; số ngày khách ước đạt 2.629,7 ngàn ngày khách, giảm 45,58% so cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 6 tháng, khách quốc tế đến tỉnh 155,5 ngàn lượt khách, giảm 58,77% so với cùng kỳ năm trước; ngày khách phục vụ đạt 511,1 ngàn ngày khách, giảm 55,25% cùng kỳ năm trước.

Doanh thu từ hoạt động du lịch 6 tháng, ước đạt 4.652,3 tỷ đồng, giảm 37,39% so với cùng kỳ năm trước.

3. Xuất, nhập khẩu:

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2020 có tốc độ tăng trưởng âm so với cùng kỳ. Trong giai đoạn cao điểm của dịch, hoạt động xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... đều diễn ra rất chậm, giảm mạnh, chủ yếu do các lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2020, ước tính đạt 207,7 triệu USD, giảm 3,01% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 163,92 triệu USD (chiếm 78,92% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 2,36%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 43,78 triệu USD (chiếm 21,08% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 17,23%.

- Xuất khẩu trực tiếp 6 tháng đầu năm năm 2020 đạt 198,71 triệu USD, giảm 2,67% so với cùng kỳ. Ủy thác xuất khẩu 6 tháng năm 2020 ước đạt 8,99 triệu USD, giảm 9,87% so với cùng kỳ.

- Nhập khẩu 6 tháng đầu năm năm 2020 ước đạt 325 triệu USD, giảm 48,53% so với cùng kỳ.

4. Giao thông vận tải:

Sáu tháng đầu năm 2020, trước diễn biến khá phức tạp của dịch Covid-19 và đồng thời thực hiện việc giãn cách xã hội đã tác động trực tiếp tới hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh; trong đó, vận tải hành khách chịu ảnh hưởng lớn khi lượng khách vận chuyển 6 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh so với cùng kỳ.

Vận tải hành khách: Ước 6 tháng đầu năm 2020, vận chuyển 8.303 nghìn nh khách, giảm 35,83% so cùng kỳ và luân chuyển 417,6 triệu hk.km, giảm 35,84% so cùng kỳ năm trước.

Vận tải hàng hoá: Ước 6 tháng đầu năm 2020, vận chuyển 3.853,2 nghìn tấn hàng hoá, giảm 23,58% so với cùng kỳ và luân chuyển hàng hoá đạt 209,5 triệu tấn.km, giảm 26,67% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi 6 tháng ước đạt 861.166,7 triệu đồng, giảm 27,38% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 335.503,8 triệu đồng, giảm 34,50% so với cùng kỳ; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 506.737,6 triệu đồng, giảm 21,82% so với cùng kỳ; Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 18.925,3 triệu đồng, giảm 25,84% so với cùng kỳ.

V. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng

1. Thu, chi ngân sách:

Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ. Thu NSNN của tỉnh giảm do tác động của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp SXKD, đồng thời bị ảnh hưởng một phần do điều chỉnh chính sách thu theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Chi ngân sách đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ nhu cầu phát triển KT-XH, ANQP và đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời tăng chi cho các hoạt động y tế, bảo đảm vệ sinh môi trường và các hoạt động hỗ trợ kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 37/NQ-CP; thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP.

Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 4.983,8 tỷ đồng, đạt 46,36% dự toán năm, giảm 29,51% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 3.623,8 tỷ đồng, đạt 47,37% so với dự toán, giảm 23,63% so cùng kỳ; thu từ dầu thô 615,7 tỷ đồng, đạt 47,36% dự toán năm, giảm 36,77% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 744,3 tỷ đồng, đạt 41,35% dự toán năm, giảm 44,94% so cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương trong 6 tháng đạt 7.224,97 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 2.454,9 tỷ đồng, chi thường xuyên 2.675,4 tỷ đồng.

2. Hoạt động tín dụng:

- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tính đến 31/5/2020, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn là 534 tỷ đồng, chiếm 0,87% tổng dư nợ, tăng 0,3% so với cuối năm 2019. Đến 10/6/2020, đã giảm lãi vay cho 86 khách hàng với số tiền lãi được giảm là 141 triệu đồng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 1.087 tỷ đồng/2.227 khách hàng. Cùng với việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn, giảm lãi vay, các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, triển khai thực hiện các chương trình cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch từ 23/01/2020 là 5.514 tỷ đồng/2.353 khách hàng.

- Hoạt động tín dụng: Tính đến 31/5/2020, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 61.222 tỷ đồng, tăng 3,79% so với cuối năm 2019. Ước đến 30/6/2020, dư nợ đạt 62.523 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2019.

- Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của Trung ương và Địa phương; trong đó, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 34.343 tỷ đồng, chiếm 56,1% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 703 tỷ đồng, chiếm 1,15% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 13.893 tỷ đồng, chiếm 22,7% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 2.777 tỷ đồng.

- Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP: Dư nợ đạt 960,6 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 296 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 656,3 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 8,3 tỷ đồng), trong đó nợ xấu 23 tỷ đồng/6 tàu; nợ cơ cấu lại thời hạn 94,2 tỷ đồng/91 tàu.

- Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Quyết định số 813/QĐ-NHNN và Nghị quyết số 30/NQ-CP: Dư nợ cho vay đạt 321 tỷ đồng phục vụ nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi tôm giống công nghệ cao, chăn nuôi bò sữa công nghệ cao; dư nợ cho vay chăn nuôi lợn, sản xuất thuốc thú y, thức ăn gia súc đạt 461 tỷ đồng.

VI. Lĩnh vực Văn h - Xã hội

1. Hoạt động văn hóa:

Công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị được tăng cường, nhất là tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về công tác phòng, chống, ứng phó dịch bệnh Covid-19 gây ra, góp phần ổn định dư luận trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

2. Thể dục thể thao:

Trong quý I/2020, hoạt động thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường. Tuy nhiên, từ nữa cuối tháng 3/2020 trở đi do phải thực thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh do Covid-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó nhiều chương trình lễ hội bị hủy, các hoạt động thể dục thể thao địa phương tạm hoãn tổ chức. Tổng số huy chương 6 tháng đầu năm 2020: 05 huy chương, đạt 4,5% chỉ tiêu, trong đó 02 huy chương bạc, 03 huy chương đồng.

3. Giáo dục và Đào tạo:

Chất lượng giáo dục các cấp học tiếp tục được duy trì, kết quả sơ kết học kỳ I năm học 2019-2020, như sau: Kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia đạt 01 giải nhì, 02 giải ba, 07 giải khuyến khích (so với năm học 2018-2019, tăng 01 giải khuyến khích); kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm học 2019-2020 đạt 15 giải nhất, 63 giải nhì, 277 giải ba; kết quả cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học có 38 dự án tham gia dự thi, kết quả có 14 dự án đạt giải chính thức, 01 đơn vị đạt giải tập thể, ngoài ra có 06 dự án đạt giải chuyên biệt.

Tỷ lệ học sinh bỏ học trong học kỳ I, năm học 2019 - 2020 là 373 em, đạt tỷ lệ 0,16% (giảm 253 học sinh bỏ học so với cùng kỳ năm học trước), cụ thể: cấp Tiểu học là 0,003% (giảm 0,017% so với cùng kỳ năm học trước), cấp Trung học cơ sở là 0,39% (giảm 0,29% so với cùng kỳ năm học trước), cấp Trung học phổ thông là 0,20% (giảm 0,01% so với cùng kỳ năm học trước).

 Tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động giáo dục và đào tạo trong học kỳ II của năm học 2019-2020 bị gián đoạn, kéo dài, ảnh hưởng đến việc dạy học của giáo viên, việc học tập của học sinh, sinh viên, việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đều chậm tiến độ.

4. Y tế:

Tập trung phòng, chống dịch bệnh được các đơn vị triển khai kế hoạch phòng chống ngay từ đầu năm nhất là các bệnh truyền nhiễm như Cúm A H1N1, H5N1, H7N9, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh Zika,...

Đặc biệt, đã triển khai đồng bộ các hoạt động, các công việc để phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đến nay, tỉnh Bình Thuận có 9/9 ca nhiễm đã được chữa khỏi bệnh.

Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm được tăng cường, từ đầu năm đến nay xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số người mắc là 02 người; trong đó, có 01 người tử vong, xác định nguyên nhân do độc tố tự nhiên từ cá nóc mú.

5. Thông tin và Truyền thông; Khoa học - Công nghệ; Bưu chính, viễn thông:

- Thông tin và Truyền thông: Trong 6 tháng đầu năm 2020, công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng kịp thời, đa dạng. Đáng chú ý các báo tập trung đăng tin, bài về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi Covid-19 và những nỗ lực ngăn chặn dịch của tỉnh. Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhân dân; hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư theo hướng hiện đại, chất lượng các dịch vụ ngày càng được nâng lên.

- Khoa học - Công nghệ: Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục được chú trọng. Đã nghiệm thu và bàn giao đưa vào ứng dụng 04 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Đã nghiệm thu 08 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019, phê duyệt triển khai thực hiện 14 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2020.

- Bưu chính, viễn thông: Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông với 1.166 cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, đạt bán kính phục vụ bình quân 1,46 km/cơ sở. Tổng số thuê bao điện thoại các loại ước đạt 1.838.850 thuê bao (điện thoại cố định là 35.000 thuê bao); mật độ điện thoại 146,5 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao Internet ước đạt 133.000 thuê bao, tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) 60,5%.

6. Xây dựng; Tài nguyên - môi trường

Tăng cường công tác quản lý đất đai, triển khai lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, đã thẩm định kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 1.213 ha, đạt 36,1% kế hoạch (Trong đó tổ chức là 105 ha, đạt tỷ lệ 21,1% kế hoạch; hộ gia đình cá nhân là 1.108 ha đạt 38,8%).

7. Lao động - Xã hội; Chính sách vùng đồng bào dân tộc:

Lao động - xã hội: Sáu tháng đầu năm 2020, đã giải quyết việc làm cho khoảng 9.326 lao động, đạt 38,86% kế hoạch, giảm 26,04% so với cùng kỳ. Các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội giải quyết việc làm 6.781 lao động.

Số lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp 5.375 lao động, đã có 5.152 lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyển mới và đào tạo nghề cho khoảng 4.062 người, đạt 36,9% kế hoạch năm.

Chế độ chính sách ưu đãi và hỗ trợ đời sống đối với người có công với cách mạng được quan tâm triển khai tích cực. Vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ước thực hiện 3,3 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch năm. Triển khai kịp thời Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đời sống của nhân dân nói chung ổn định, không xảy ra thiếu đói. Tính đến ngày 10/6/2020, đã thực hiện chi hỗ trợ cho 114.927 đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với số tiền là 117,32 tỷ đồng.

Chính sách vùng đồng bào dân tộc: hoạt động sản xuất và đời sống của đồng bào được cải thiện rõ nét, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trong vùng đồng bào dân tộc cơ bản ổn định, khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng được củng cố tiếp tục được nâng lên và giữ vững.

8. Hoạt động Bảo hiểm:

Công tác thu vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, nên số tiền nợ cao (đến ngày 31/5/2020 đã tiếp nhận 73 văn bản của đơn vị, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đề nghị giãn đóng, miễn đóng, miễn lãi chậm đóng, dừng đóng vào các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; thông báo giảm 12.791 lao động, trong đó có 5.663 lao động thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động; 5.896 lao động nghỉ việc không hưởng lương, đã xác nhận 6.083 sổ BHXH để bảo lưu).

Tính đến ngày 31/5/2020, có 87.733 người tham gia BHXH bắt buộc, giảm 6,6% so với cùng kỳ; có 78.395 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 4,3% so với cùng kỳ; số người tham gia BHXH tự nguyện 4.194 người, tăng 166,8% so với cùng kỳ; Số người tham gia BHYT 984.679 người, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh đạt 85,1% dân số.

Toàn tỉnh thu được 925,28 tỷ đồng (đến ngày 31/5/2020), đạt 36,1% kế hoạch, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 164,92 tỷ đồng, đạt 6,44% kế hoạch và tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước.

9. Tai nạn giao thông (tính đến 14/6/2020):

Số vụ tai nạn giao thông 6 tháng 147 vụ (trong đó đường sắt 01 vụ), so với cùng kỳ năm trước giảm 47 vụ. Số người bị thương 6 tháng 92 người, giảm 42 người so với cùng kỳ năm trước. Số người chết 6 tháng 85 người (trong đó đường sắt 01), so với cùng kỳ giảm 33 người.

10. Thiên tai, cháy nổ:

- Thiên tai: Trong 6 tháng có 08 vụ thiên tai, ước tổng thiệt 2,51 tỷ đồng.

- Cháy nổ: Trong 6 tháng có 52 vụ cháy, tăng 2,3 lần số vụ so với cùng kỳ; tổng thiệt hại hơn 7,77 tỷ đồng, tăng 9,7 lần so với cùng kỳ.

- Vi phạm môi trường: Trong 6 tháng có 14 vụ (giảm 01 vụ so với cùng kỳ), đã xử phạt 1.044 triệu đồng.

CỤC THỐNG KÊ BÌNH THUẬN

 



([1]) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020 giảm 4,9%, điều chỉnh giảm 1,9 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 4 năm 2020. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra hai kịch bản, theo đó trong kịch bản xấu nếu dịch Covid-19 bùng phát lần 2, GDP toàn cầu giảm 7,6% trong năm 2020. Với kịch bản có thể tránh được Covid -19 bùng phát lần 2, GDP thế giới sẽ tăng trưởng -6,0% trong năm 2020. Liên hợp quốc (UN) cho rằng GDP toàn cầu sẽ giảm 4,9% trong năm 2020. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2020 giảm 5,2%, suy thoái lớn nhất trong tám thập kỷ qua

([2]) Dự báo Trung Quốc với tăng trưởng đạt 1%, mức thấp nhất trong hơn bốn thập kỷ qua; Hoa Kỳ giảm 6,1%, khu vực đồng Euro giảm 9,1%, Nhật Bản giảm 6,1%, Ma-lai-xi-a giảm 3,1%, Thái Lan giảm 5,0%, Phi-li-pin giảm 1,9%

 
 



TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/