[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

 

II. Khảo sát chi tiêu khách du lịch với những nhu cầu và ý kiến đánh giá của du khách tạo điều kiện hoàn thiện phát triển du lịch Bình Thuận tầm cao hơn.

Sau 16 năm hình thành và phát triển kể từ hiện tượng nhật thực toàn phần, ngành du lịch của tỉnh đã có bước khởi sắc rất đáng ghi nhận. Lượng khách du lịch đến Bình Thuận không ngừng gia tăng. Vị trí của du lịch Bình Thuận cũng từng bước được khẳng định ở trong nước và quốc tế. Nhiều đoàn chuyên gia nước ngoài đã đến Bình Thuận để khảo sát thị trường, khá nhiều thành viên trong đoàn Famtrip dùng từ “chưa được khám phá; rất lạ, hoang sơ…”. Từ đó có thể thấy tiềm năng du lịch của tỉnh là rất lớn.

1. Khảo sát chi tiêu khách du lịch, đặc điểm và ý kiến, nhận xét của du khách đến với Bình Thuận

Hàng năm, cuộc điều tra chi tiêu khách du lịch được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ dòng du khách trong nước và quốc tế đã du lịch thăm quan địa bàn tỉnh. Đây là điều kiện để nắm các thông tin về chi tiêu, đặc điểm, nhu cầu và ý kiến nhận xét của du khách về những các điểm du lịch, con người Bình Thuận nhằm góp phần xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh nhà, có biện pháp mở rộng quảng bá phù hợp tốt hơn.

a) Khảo sát chi tiêu du khách:

Đối với ngành du lịch, đánh giá thông qua “Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA)” là một tiêu chuẩn quốc tế được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc xây dựng. Thể hiện kết quả hoạt động du lịch mang lại từ các ngành công nghiệp, vận tải, khách sạn, nhà hàng, thương nghiệp, bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ khác v.v... Định hướng phát triển kinh tế tại Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực…”. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 của Đại hội Đảng lần thứ XI cũng đã chỉ rõ: “Đa dạng hóa sản phẩm và các lọai hình du lịch nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế”. Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 của Chính phủ đã và đang trở thành hiện thực thể hiện qua sự thay đổi của cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng.

Do vậy điều tra chi tiêu du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép tính toán, đánh giá kết quả hoạt động riêng của ngành du lịch, đồng thời góp phần đưa ra được một bức tranh khá phong phú thể hiện mối quan hệ các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh hoạt động kinh tế của nhiều ngành, cụ thể như sau:

* Du khách trong nước:

Theo kết quả điều tra cho thấy chi tiêu bình quân của một ngày khách trong nước: năm 2011 đạt 593 nghìn đồng tăng 98,7% so với năm 2006, bình quân hàng năm tăng 14,7%.

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2011 theo mục đích chuyến đi ở mức cao chủ yếu khách đi du lịch kết hợp với Thương mại (918 nghìn đồng) và khách đi du lịch kết hợp với Thông tin báo chí (1.132 nghìn đồng). Còn mục đích du lịch nghỉ ngơi, thăm bạn bè người thân, mục đích du lịch chữa bệnh thì ở mức thấp hơn. Điều này cho thấy những loại khách đi kết hợp có mức chi tiêu cao hơn là du lịch bình thường. Chúng ta cũng cần những loại hình quan tâm tạo điều kiện cho những kết hợp giao dịch của họ. Đối khách đi nghỉ ngơi thuần túy cũng có những quảng bá và hướng dẫn thích hợp với nhu cầu chi tiêu hơn nữa.

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2011 theo nghề nghiệp của khách ở mức cao tập trung vào các nhà doanh nghiệp (chi tiêu bình quân 1.101 nghìn đồng), Công chức viên chức nhà nước (chi tiêu bình quân 1.009 nghìn đồng).Còn ở mức thấp hơn như công nhân, nông dân…

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2011 theo độ tuổi, các nhóm tuổi từ 35 đến 54 chi tiêu khá cao so với các nhóm tuổi khác: Từ 35 đến 44 tuổi chi tiêu bình quân 1.138 nghìn đồng; Từ 45 đến 54 tuổi chi tiêu bình quân 1.013 nghìn đồng. Các nhóm tuổi còn lại thấp hơn, thấp nhất là 15 – 24 tuối chi tiêu bình quân khoảng 500 nghìn đồng; Từ 25 đến 34 tuổi chi tiêu bình quân gần 650 nghìn đồng; trên 64 tuối chi tiêu bình quân dưới mức 600 nghìn đồng.

Cơ cấu mức chi tiêu bình quân của một ngày khách chủ yếu tiền thuê phòng và ăn uống. Chi tiêu thuê phòng có xu thế giảm (năm 2008 chiếm tỷ lệ 38,56; năm 2009 chiếm tỷ lệ 35,09%; năm 2010 chiếm tỷ lệ 33,02% và năm 2011 chiếm tỷ lệ 32,15%. Chi tiêu ăn uống có xu thế tăng (năm 2008 chiếm tỷ lệ 25,74; năm 2009 chiếm tỷ lệ 29,17%; năm 2010 chiếm tỷ lệ 32,4% và năm 2011 chiếm tỷ lệ 29,2%).

Chi tiêu tiền đi lại, một trong những dạng chi tiêu cần thiết, phải có để có điều kiện tham gia vào vui chơi giải trí tham quan được nhiều nơi hơn chi phí thấp, trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều cố gắng trong đầu tư mở rộng đường sá thuận lợi đến các điểm du lịch và mở ra nhiều phương tiện vận chuyển cho mọi giới như xe buýt trên nhiều tuyến du lịch cho khách du lịch chi tiêu mức bình dân, xe Taxi (Mai Linh, du lịch Bình Thuận...) cơ động cho du khách. Nhìn chung đi lại được nhiều, thuận lợi, an toàn nhưng chi tiêu trong cơ cấu tổng chi không tăng hoặc có phần giảm (năm 2008 chiếm tỷ lệ 12,2; năm 2009 chiếm tỷ lệ 11,4%; năm 2010 chiếm tỷ lệ 13,2% và năm 2011 chiếm tỷ lệ 11,6%).

Chi tiêu khác như chi mua hàng hoá, quà lưu niệm những năm trước có hiện tượng giảm (năm 2009 chiếm tỷ lệ 11,83%; năm 2010 còn 9,81%). Tuy trong năm hàng hóa có bán ra phong phú hơn nhờ các trung tâm thương mại tăng cường hàng hóa phù hợp với thị hiếu du khách, các cơ sở SXKD cũng chú ý đầu tư nâng chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Nhưng nhìn chung hàng hóa tỉnh ta còn đơn điệu chưa có nhiều mặt hàng đặc sản địa phương hấp dẫn du khách.

Cơ cấu chi tiêu nhìn chung chủ yếu tập trung ở tiền thuê phòng, sau đó là giải quyết nhu cầu ẩm thực cho du khách, nhất là món ăn đặc sản biển góp phần tăng chi tiêu ăn uống lên đáng kể. Các loại chi tiêu khác như chi phí thăm quan, dịch vụ văn hóa thể thao... ở mức thấp (dưới mức 2%), điều này cũng phải xem lại sản phẩm du lịch phục vụ và cần phải nâng cao số lượng, chất lượng hàng hóa, quà lưu niệm, các dịch vụ này đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của du khách. Nhất là các mặt hàng lưu niệm mang tính đặc thù của địa phương, tính khác biệt mà các địa phương khác không có nhằm gây sự chú ý, sức hấp dẫn du khách

Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách nội địa theo các loại ngành thể hiện qua bảng số liệu sau:

 

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Tiền thuê phòng

31,50

33,58

38,56

35,09

33,02

32,15

Tiền ăn uống

28,10

24,87

25,74

29,17

32,40

29,17

Tiền đi lại

14,40

11,34

12,16

11,43

13,24

11,65

Chi phí tham quan

4,00

5,22

5,07

6,57

5,61

5,68

Chi mua hàng hoá, quà lưu niệm

12,90

15,84

10,77

11,83

9,81

12,49

Chi dịch vụ văn hoá, thể thao

3,30

2,08

3,02

2,37

1,56

1,86

Chi phí y tế

0,40

0,23

0,47

0,39

0,16

0,56

Chi khác

5,40

6,84

4,21

3,15

4,20

6,43

* Du khách quốc tế:

Theo kết quả điều tra cho thấy chi tiêu bình quân của một ngày khách quốc tế năm 2011 là 1,82 triệu đồng (trên 90 USD) tăng trên 100% so với năm 2006, bình quân hàng năm tăng 14,9%.

Đối với khách quốc tế phần lớn lưu trú ở khách sạn hạng cao (loại 3 sao, 4 sao và các resort đầy đủ tiện nghi). Mức chi tiêu của theo loại khách sạn lưu trú: Khách sạn 4 sao bình quân chi tiêu 1 ngày khách/1 người rất cao (3,15 triệu đồng); Khách sạn 3 sao là 2,87 triệu đồng; Khách sạn 2 sao gần 1,8 triệu đồng; Khách sạn 1 sao là 1,5 triệu đồng; Khách sạn chưa xếp hạng sao là 1,4 triệu đồng. Còn loại lưu trú thấp hơn nữa thì dưới 1 triệu đồng.

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2011 theo mục đích chuyến đi cũng có những chênh lệch nhất định do nhu cầu kết hợp công việc đối với khách quốc tế cao hơn như khách đi du lịch kết hợp với công tác, hội nghị, tập huấn (2,7 triệu đồng); kết hợp với báo chí (2,2 triệu đồng); kết hợp với thương mại (2,1 triệu đồng).... Ở mức chi tiêu thấp hơn như khách đi với mục đích thuần túy du lịch nghỉ ngơi (2 triệu đồng); khách đi du lịch kết hợp với thăm bạn bè, người thân (1,6 triệu đồng)... Điều này cho thấy các loại khách kết hợp thương mại, báo chí nhất là khách kết hợp hội nghị (du lịch MICE) thường ở mức rất cao, chúng ta cũng hết sức chú ý để thu hút lượng khách này, tăng điều kiện phục vụ cho loại khách MICE đầy đủ hơn. Thực tế với những thế mạnh sẵn có của tỉnh, ngành du lịch Bình Thuận đã và đang tập trung các khu du lịch, giải trí, dịch vụ cao cấp, đa năng, quy mô lớn và đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp hội nghị (MICE) để đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước cũng như quốc tế.

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2011 phân theo độ tuổi cho thấy: Các nhóm tuổi từ 25 đến 44 chi tiêu khá cao so với các nhóm tuổi khác (nhóm tuổi từ 25 đến 34 tuổi chi tiêu bình quân 2,2 triệu đồng; nhóm tuổi từ 45 đến 54 tuổi chi tiêu bình quân 2,5 triệu đồng). Các nhóm tuổi còn lại thấp hơn như từ 45 đến 54 tuổi bình quân 1,9 triệu đồng; nhóm tuổi từ 55 đến 64 tuổi chi tiêu bình quân 1,8 triệu đồng; nhóm tuổi trên 64 tuối chi tiêu bình quân 1,7 triệu đồng. Thấp nhất là nhóm tuổi 15 – 24 tuối chi tiêu bình quân 1,6 triệu đồng.

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách quốc tế năm 2011 theo nghề nghiệp cũng khác nhau, mức chi cao như các nhà thương gia (2,1 triệu đồng); nhà báo (2,5 triệu đồng); quan chức chính phủ (2,4 triệu đồng)... Chi tiêu ở mức chi tiêu thấp như hưu trí (1,7 triệu đồng); hưu trí, học sinh, sinh viên (1,4 triệu đồng)...

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2011 theo nội dung cho thấy chủ yếu thuê phòng và ăn uống, thấp hơn là tiền đi lại và chi mua hàng hóa, quà lưu niệm và các chi tiêu khác

Chi tiêu thuê phòng giữ mức 31 đến 33% có năm tăng lên và cũng có năm giảm xuống (năm 2007 chiếm tỷ lệ 32,25%; năm 2008 chiếm tỷ lệ 31,1%; năm 2009 chiếm tỷ lệ 33,25%; năm 2010 chiếm tỷ lệ 31,6% năm 2011 chiếm tỷ lệ 32,4%).

Chi tiêu ăn uống những năm gần đây có tăng (năm 2007 chiếm tỷ lệ 28,72%; năm 2008 chiếm tỷ lệ 29,05%; năm 2009 chiếm tỷ lệ 28,31%; năm 2010 chiếm tỷ lệ 31,65% và năm 2011 chiếm tỷ lệ 31,79%). Ngay trong từng khách sạn cũng đã nâng cấp khu ăn uống, ẩm thực và hình thực ăn uống tự chọn ngày càng nhiều. Nhiều cơ sở ăn uống có quy mô lớn cũng được hình thành và có đầy đủ những món ăn châu Âu, Mỹ phục vụ cho khách Nga, Đức, Anh...

Chi tiêu mua sắm hàng hóa, quà lưu niệm những năm gần đây có tăng (năm 2007 chiếm tỷ lệ 9,95%; năm 2008 chiếm tỷ lệ 10,43%; năm 2009 chiếm tỷ lệ 11,13%; năm 2010 chiếm tỷ lệ 11,71% và năm 2011 chiếm tỷ lệ 11,36%). Khu phố Tây xuất hiện tại phường Hàm Tiến (bởi ở đây chủ yếu du khách nước ngoài đi dạo chơi mà mua sắm). Chợ đêm được qui hoạch xây dựng nhằm phục vụ du khách, nhất là du khách nước ngoài với các sản phẩm truyền thống của địa phương tạo môi trường có nét riêng tư, tự do, thân thiện dành cho du khách nước ngoài.

Cơ cấu tiền đi lại hiện nay giảm dần (năm 2007 chiếm tỷ lệ 13,19%; năm 2008 chiếm tỷ lệ 17,8%; năm 2009 chiếm tỷ lệ 11,95%; năm 2010 chiếm tỷ lệ 11,48% năm 2011 chiếm tỷ lệ 9,68%), cho thấy phương tiện đi lại ngày càng nhiều và thuận lợi hơn nhất là phương tiện cộng đồng xuất hiện trên nhiều tuyến đi của Bình Thuận tạo điều kiện giảm chi tiêu đi lại mà lại đi được nhiều nơi. Khu du lịch Mui Né-Phan Thiết đã có sở sở cho thuê xe tự hành các loại như xe Jeep, xe máy, xe đạp.. phù hợp từng nhóm du khách nước ngoài có nhu cầu tự điều khiển phương tiện đi lại. Với phương tiện xe đạp sẽ phù hợp với các đối tượng thích vận động rèn luyện sức khõe (có thể đến khám phá các làng chài Mũi Né hay vào các đồi dương, các rặng dừa...) và với phương tiện xe Jeep sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ và kỳ thú, gây hào hứng sôi động cho kỳ nghỉ du lịch.

Nhìn chung qua chi tiêu cho các loại ngành kinh tế có chuyển biến, cơ cấu chi tiêu thuê phòng thấp dần dành cho các chi tiêu khác nhiều hơn, thể hiện du khách quan tâm rất nhiều đến các loại nhu cầu khác như thưởng thức ăn uống, giải trí vui chơi và mức chi tiêu thể hiện tăng lên nhanh hơn là ở. Do vậy ngoài vấn đề nâng cấp các tiện nghi phòng nghỉ ngày càng tốt hơn thì các vấn đề khác như ăn uống, vui chơi giải trí, tham quan cũng cần có nhiều loại hình phong phú, đa dạng dành cho khách quốc tế, phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và khu vực của các nước trên thế giới. Việc nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch phải đặt lên hàng đầu.

Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế theo các loại ngành thể hiện qua bảng số liệu sau:

 

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Tiền thuê phòng

30,11

32,12

31,14

33,25

31,60

32,35

Tiền ăn uống

28,10

28,72

29,05

28,59

31,65

31,79

Tiền đi lại

17,38

13,19

17,80

11,95

11,48

9,68

Chi phí tham quan

8,95

8,92

9,00

6,96

9,21

7,64

Chi mua hàng hoá, quà lưu niệm

10,18

9,95

10,43

11,04

11,71

11,36

Chi dịch vụ văn hoá, thể thao

1,97

2,94

1,45

3,41

1,70

1,83

Chi phí y tế

0,20

0,73

0,46

1,12

0,28

0,56

Chi khác

3,11

3,43

0,67

3,67

2,37

4,79

Chi tiêu du khách liên quan đến rất nhiều ngành như khách sạn, nhà hàng và các ngành dịch vụ khác, đồng thời cũng có tác động đến ngành công nghiệp chế biến, xây dựng dịch vụ… phát triển những sản phẩm lợi thế, đặc trưng phục vụ cho du lịch. Hoạt động du lịch của địa phương đã mang lại một khí thế thật là sôi động hơn bao giờ hết, ngành du lịch của tỉnh đã phát triển nhanh và có thể khẳng định rằng ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đang vận hành theo xu hướng sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều triển vọng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế tỉnh nhà. Trong ngành du lịch Bình Thuận, cái tạo ra lực hút mua sắm còn khá yếu kém, chính vì thế mà lâu nay du khách đến Bình Thuận thường chi tiêu ít, thay vì rộng rãi như ở nhiều nơi khác. Việc mua sắm chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng thời lượng và tổng chi tiêu của du khách. Không nghi ngờ gì, nó là một thành tố tạo nên sự hấp dẫn và sự tăng trưởng của du lịch.

Thời gian gần đây, ý tưởng về các khu chợ đêm hay tuyến phố đi bộ mua sắm ở Hàm Tiến - Phan Thiết đã được thực hiện (gần như dành cho khách quốc tế). Bên cạnh chợ Phan Thiết và siêu thị Co.opMart, hình thức mua sắm này hứa hẹn sẽ thu hút du khách chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên, cần phải tránh việc chèo kéo, “chặt chém” giá cả với du khách. Trong năm tới sẽ có một siêu thị nữa được xây dựng và nỗ lực đi vào hoạt động trong thời gian gần nhất.

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo