[1][2][3][4][5][6][7][8][9]

Tuy vậy nếu xét về mức chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu năm 2009 trong từng khoản chi tiêu cho thấy có sự khác nhau giữa các khu vực và các vùng như sau:

- Chi về ăn uống (mua lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình):

Ở thành thị là 601 ngàn đồng/nhân khẩu/tháng, ở nông thôn là 427 ngàn đồng; ở đồng bằng 608 ngàn đồng, trung du 647 ngàn đồng, nhưng ở miền núi là 423 ngàn đồng và vùng cao, hải đảo chỉ có 334 ngàn đồng. Như vậy mức chi về ăn uống ở thành thị gấp 1,4 lần so với nông thôn; vùng trung du gấp 1,5 lần so với miền núi; vùng đồng bằng gấp 1,8 lần so với vùng cao, hải đảo. Xét mức chi về ăn uống trong tổng chi tiêu cho thấy cơ cấu như sau: thành thị chiếm 54,6% (mua lương thực thực phẩm 37%; ăn uống ngoài gia đình 17,6%); nông thôn 54,7% (mua lương thực thực phẩm 45,7%; ăn uống ngoài gia đình 9%); đồng bằng 56,8%, trung du 58,8%; miền núi 52,1%; vùng cao, hải đảo 59%. Nhìn chung cơ cấu chi về ăn uống trong tổng chi giữa các khu vực, các vùng không có cách biệt xa, song cơ cấu chi ăn uống ngoài gia đình ở thành thị cao khá xa so với ở nông thôn.

- Chi mua chất đốt, điện, nước máy, thuê nhà ở:

Ở thành thị là 72 ngàn đồng/nhân khẩu/tháng, ở nông thôn 44 ngàn đồng; ở đồng bằng 68 ngàn đồng, trung du 72 ngàn đồng, ở miền núi là 47 ngàn đồng và vùng cao, hải đảo chỉ có 28 ngàn đồng. Như vậy mức chi mua chất đốt, điện, nước máy, thuê nhà ở khu vực thành thị gấp 1,64 lần so với nông thôn; vùng trung du gấp 1,53 lần so với miền núi; vùng đồng bằng gấp 2,41 lần so với vùng cao, hải đảo. Xét mức chi mua chất đốt, điện, nước máy, thuê nhà ở trong tổng chi tiêu cho thấy cơ cấu như sau: thành thị chiếm 6,6%; nông thôn 5,6%; đồng bằng 6,3%, trung du 6,8%; miền núi 5,8%; vùng cao, hải đảo 5,0%. Cơ cấu trên cho thấy giữa các khu vực, các vùng có khác nhau, trong đó cơ cấu chi ở thành thị cao hơn so với nông thôn và ở vùng đồng bằng, trung du cao hơn ở vùng miền nùi, vùng cao, hải đảo.

- Chi về may mặc (vải, quần áo, mũ, giày dép)

Ở thành thị là 565 ngàn đồng/nhân khẩu/năm, ở nông thôn 387 ngàn đồng; ở đồng bằng 475 ngàn đồng, trung du 582 ngàn đồng, ở miền núi là 426 ngàn đồng và vùng cao, hải đảo 321 ngàn đồng. Như vậy mức chi về may mặc khu vực thành thị gấp 1,46 lần so với nông thôn; vùng trung du gấp 1,36 lần so với miền núi; vùng đồng bằng gấp 1,48 lần so với vùng cao, hải đảo. Xét mức chi về may mặc trong tổng chi tiêu cho thấy cơ cấu như sau: thành thị chiếm 4,3%; nông thôn 4,1%; đồng bằng 3,7%, trung du 4,4%; miền núi 4,4%; vùng cao, hải đảo 4,7%. Nhìn chung cơ cấu chi về may mặc trong tổng chi giữa các khu vực, các vùng có không khác nhau nhiều.

- Chi về đi lại, chi văn hoá thể thao, giải trí:

Ở thành thị là 1.532 ngàn đồng/nhân khẩu/năm, ở nông thôn 1.114 ngàn đồng; ở đồng bằng 1.442 ngàn đồng, trung du 1.373 ngàn đồng, ở miền núi là 1.232 ngàn đồng và vùng cao, hải đảo chỉ có 600 ngàn đồng. Như vậy mức chi về đi lại, chi văn hoá thể thao, giải trí khu vực thành thị gấp 1,37 lần so với nông thôn; vùng trung du gấp 1,11 lần so với miền núi; vùng đồng bằng gấp 2,4 lần so với vùng cao, hải đảo. Cơ cấu về chi đi lại, chi văn hoá thể thao, giải trí trong tổng chi tiêu cho thấy: thành thị chiếm 11,6%; nông thôn 11,9%; đồng bằng 11,2%, trung du 10,4%; miền núi 12,7%; vùng cao, hải đảo 8,8%. Nhìn chung cơ cấu chi về đi lại, chi văn hoá thể thao, giải trí trong tổng chi giữa các khu vực không cách biệt nhiều, song ở vùng cao, hải đảo rất thấp. Điều này cho thấy mức chi tiêu về đi lại, sinh hoạt văn hoá thể thao, giải trí của dân cư ở vùng cao, hải đảo rất thấp.

- Chi về y tế, chữa bệnh:

Ở thành thị là 447 ngàn đồng/nhân khẩu/năm, ở nông thôn 357 ngàn đồng; ở đồng bằng 400 ngàn đồng, trung du 379 ngàn đồng, ở miền núi là 389 ngàn đồng và vùng cao, hải đảo 323 ngàn đồng. Như vậy mức chi về y tế, chữa bệnh khu vực thành thị gấp 1,25 lần so với nông thôn; vùng đồng bằng gấp 1,25 lần so với vùng cao, hải đảo. Cơ cấu về y tế, chữa bệnh trong tổng chi tiêu cho thấy: thành thị chiếm 3,4%; nông thôn 3,8%; đồng bằng 3,1%, trung du 2,9%; miền núi 4,0%; vùng cao, hải đảo 4,8%. Nhìn chung mức chi về y tế, chữa bệnh không có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, các vùng; cơ cấu chiếm trong tổng chi ở mức thấp.

- Các khoản chi khác (mua đồ dùng gia đình, sửa chữa nhà ở, chi về đời sống sinh hoạt chưa kể ở trên và chi tiêu khác).

Ở thành thị là 2.593 ngàn đồng/nhân khẩu/năm, ở nông thôn 1.855 ngàn đồng; ở đồng bằng 2.426 ngàn đồng, trung du 2.232 ngàn đồng, ở miền núi là 2.045 ngàn đồng và vùng cao, hải đảo 1.202 ngàn đồng. Mức chi này ở khu vực thành thị gấp 1,4 lần so với nông thôn; vùng trung du gấp 1,1 lần so với miền núi; vùng đồng bằng gấp 2,0 lần so với vùng cao, hải đảo. Cơ cấu khoản chi này trong tổng chi tiêu cho thấy: thành thị chiếm 19,6%; nông thôn 19,8%; đồng bằng 18,9%, trung du 16,9%; miền núi 21,0%; vùng cao, hải đảo 17,7%. Như vậy giữa 2 khu vực, cơ cấu khoản chi này chiếm trong tổng chi tiêu tương đương nhau; song phân theo vùng thì ở trung du, vùng cao, hải đảo chiếm cơ cấu thấp hơn so với vùng đồng bằng, vùng miền núi.

Nếu phân theo nhóm mức chi tiêu, cho thấy trong từng khu vực và từng vùng có cơ cấu như sau:

- Khu vực thành thị:

Chi tiêu dưới 500 ngàn đồng/người/tháng: 4,2%; từ 500 ngàn đồng đến dưới 1 triệu đồng: 41,9%; từ 1 triệu đồng đến dưới 1,5 triệu đồng: 38,1%; từ 1,5 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng: 9,8%; từ 2 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng: 5,7%; từ 3 triệu đồng trở lên: 0,4%.

- Khu vực nông thôn:

Chi tiêu dưới 500 ngàn đồng/người/tháng: 22%; từ 500 ngàn đồng đến dưới 1 triệu đồng: 52,3%; từ 1 triệu đồng đến dưới 1,5 triệu đồng: 20,6%; từ 1,5 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng: 2,9%; từ 2 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng: 1,2%; từ 3 triệu đồng trở lên: 0,1%

- Vùng đồng bằng:

Chi tiêu dưới 500 ngàn đồng/người/tháng: 1,8%; từ 500 ngàn đồng đến dưới 1 triệu đồng: 49,5%; từ 1 triệu đồng đến dưới 1,5 triệu đồng: 35,4%; từ 1,5 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng: 8,2%; từ 2 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng: 4,6%; từ 3 triệu đồng trở lên: 0,5%

- Vùng trung du:

Chi tiêu từ 500 ngàn đồng đến dưới 1 triệu đồng: 38,3%; từ 1 triệu đồng đến dưới 1,5 triệu đồng: 48,3%; từ 1,5 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng: 7,5%; từ 2 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng: 5,8%.

- Vùng miền núi:

Chi tiêu dưới 500 ngàn đồng/người/tháng: 18,2%; từ 500 ngàn đồng đến dưới 1 triệu đồng: 54,8%; từ 1 triệu đồng đến dưới 1,5 triệu đồng: 20,6%; từ 1,5 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng: 4,7%; từ 2 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng: 1,6%; từ 3 triệu đồng trở lên: 0,1%

- Vùng cao, hải đảo:

Chi tiêu dưới 500 ngàn đồng/người/tháng: 65,8%; từ 500 ngàn đồng đến dưới 1 triệu đồng: 15%; từ 1 triệu đồng đến dưới 1,5 triệu đồng: 15%; từ 1,5 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng: 4,2%.

[1][2][3][4][5][6][7][8][9]