[1][2][3][4][5][6][7][8][9]

Nhận định về vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm nơi cư trú, qua điều tra có 14,7% hộ gia đình nhận định tốt; 76,1% cho là chấp nhận được và 9,2% không chấp nhận được; trong đó: Vùng đồng bằng 8,5% cho là tốt; 79,2% chấp nhận được; 12,3% không chấp nhận được; Vùng trung du 24,2% cho là tốt; 66,7% chấp nhận được; 9,2% không chấp nhận được; Vùng miền núi 14,3% cho là tốt; 76,7% chấp nhận được; 9,1% không chấp nhận được; Vùng núi cao, hải đảo 29,2% cho là tốt; 70,8% chấp nhận được.

Như vậy tuy có những nhận định khác nhau nhưng đại đa số dân cư trên các vùng đều cho rằng chất lượng giáo dục, y tế, vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay là tốt, chấp nhận được.

Bên cạnh việc phỏng vấn những nhận định về chất lượng giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường…. trong cuộc điều tra này, các hộ gia đình còn được phỏng vấn về việc huy động đóng góp các loại quỹ, phí; việc phát huy tính dân chủ ở địa phương và nhận định; tình hình an ninh trật tự xã hội ở địa phương. Kết quả:

- Có 3,3% số chủ hộ cho mức huy động đóng góp các loại quỹ, phí trong thời gian qua còn thấp; 90,2% cho là chấp nhận được và 6,5% số chủ hộ nhận định mức đóng góp như vậy là cao.

- Có 49,1% chủ hộ nhận định tinh thần dân chủ ở địa phương so với những năm trước đây có khá hơn; 49,3% cho là vẫn như cũ và 1,6% chủ hộ cho là kém thua.

- Có 48,6% chủ hộ nhận định trật tự an toàn xã hội ở địa phương so với những năm trước đây có khá hơn; 43,3% cho là vẫn như cũ và 8,2% chủ hộ cho là kém thua

Về năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương, qua điều tra các chủ hộ nhận định đa số cán bộ đã phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương Bình Thuận, tích cực hoạt động, vượt qua khó khăn về hoàn cảnh gia đình, về chế độ chính sách đãi ngộ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó nhiều lãnh đạo đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao, là những tấm gương về nỗ lực vượt khó, phấn đấu học tập nâng cao trình độ, giữ vững đạo đức lối sống, trung thực với Đảng, làm hạt nhân đoàn kết quần chúng hăng hái thi đua lao động sản xuất, tích cực đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, chống tham nhũng, quan liêu ở cơ sở... góp phần thực hiện có kết quả công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

7. Đánh giá tổng quát

Có thể nói trong những năm qua, cùng với việc xây dựng phát triển kinh tế, giữ vững nhịp độ tăng trưởng ổn định với tốc độ khá, Đảng bộ và Chính quyền các cấp ở tỉnh Bình Thuận đã chú trọng đến các lĩnh vực liên quan đến phát triển xã hội. Thu nhập từ các ngành nghề sản xuất kinh doanh khá ổn định; đời sống của những người làm công ăn lương được tiếp tục cải thiện. Đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách xoá đói giảm nghèo như Chương trình 134, Chương trình 135, Nghị quyết 30a và nhiều chương trình quốc gia khác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn; đã cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế và miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo. Tình trạng thiếu đói, khó khăn trong sinh hoạt ở khu vực nông thôn đã giảm nhiều.

Nhìn chung thu nhập của các tầng lớp dân cư đạt ở mức tương đối khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, đời sống có chuyển biến tiến bộ rõ rệt, dân cư các vùng đã phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, tham gia tích cực việc đóng góp lập các quỹ xã hội, đóng góp nhiều ý kiến cho địa phương, phát huy được tinh thần làm chủ tập thể. Về mức sống, theo ý kiến tự đánh giá của các hộ gia đình so với những năm trước thì mức sống năm 2009 có sự thay đổi như sau:

- So với năm 2000: có 77,3% hộ trả lời mức sống có khá hơn; 18% vẫn như cũ, 4,7% có bị giảm

- So với năm 2005: có 73,2% hộ trả lời mức sống có khá hơn; 21,5% vẫn như cũ, 5,3% có bị giảm

- So với năm 2008: có 47,8% hộ trả lời mức sống có khá hơn; 36,4% vẫn như cũ, 15,8% có bị giảm

Nhìn lại trong 4 năm gần đây trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và tỉnh nhà cũng gặp những khó khăn nhất định như: hạn hán, lũ lụt cục bộ, dịch cúm gia cầm, dịch bệnh gia súc, bão số 9 gây thiệt hại nặng cho các địa phương ven biển và đảo Phú Quý (năm 2006); nguồn điện cung cấp cho sản xuất giảm, lũ quét và dịch bệnh trên gia súc, cây trồng tăng (năm 2007); lạm phát gia tăng làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân (năm 2008); ảnh hưởng tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, thị trường hàng hóa, thị trường tài chính chuyển biến phức tạp, khó lường (năm 2009). Song với thực trạng việc cải thiện dần mức sống của hộ gia đình qua những nhận định trên cho thấy đây là một cố gắng lớn của Đảng bộ và chính quyền địa phương. Điều này khẳng định mặc dù trong những năm gần đây tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với đường lối đúng và các biện pháp chỉ đạo hiệu quả của Đảng và chính quyền các cấp nên đời sống dân cư tiếp tục phát triển và ổn định. Tuy nhiên, thu nhập và mức sống giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng vẫn còn cách biệt xa. Đây là vấn đề đòi hỏi Đảng bộ và chính quyền các cấp phải tiếp tục quan tâm trong thời gian tới.

8. Một số giải pháp chủ yếu để tiếp tục cải thiện, nâng cao mức sống:

Bình Thuận với lợi thế có bờ biển dài, ngư trường rộng, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nhiều cơ sở chế biến thuỷ hải sản, có cảng cá, khu công nghiệp, các vùng nuôi trồng thuỷ sản cùng với hoạt động du lịch ngày càng phát triển…cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh nhà là đa ngành, đa mục tiêu.

[1][2][3][4][5][6][7][8][9]