CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1

QUY MÔ HỘ ĐIỀU TRA TOÀN BỘ

Đơn vị hành chính

Số địa bàn điều tra toàn bộ

Số hộ điều tra toàn bộ

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

404

125

279

280.569

112.335

168.234

Phan Thiết

35

30

5

53.670

47.039

6.631

La Gi

31

21

10

25.107

16.606

8.501

Tuy Phong

39

18

21

31.655

14.979

16.676

Bắc Bình

49

13

36

27.841

6.430

21.411

Hàm Thuận Bắc

45

6

39

41.582

7.376

34.206

Hàm Thuận Nam

36

6

30

23.059

3.092

19.967

Tánh Linh

46

11

35

24.436

3.846

20.590

Đức Linh

46

11

35

30.622

8.611

22.011

Hàm Tân

42

9

33

16.965

4.356

12.609

Phú Quý

35

-

35

5.632

-

5.632

PHÂN BỔ PHẠM VI ĐIỀU TRA MẪU

Đơn vị hành chính

Số địa bàn điều tra toàn bộ

Số hộ điều tra toàn bộ

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

1.658

574

1.084

51.748

18.906

32.842

Phan Thiết

262

225

37

6.182

5.356

826

La Gi

110

71

39

5.170

3.526

1.644

Tuy Phong

100

78

100

5.417

2.719

2.698

Bắc Bình

205

50

155

5.220

1.222

3.998

Hàm Thuận Bắc

279

40

239

5.889

1.058

4.831

Hàm Thuận Nam

122

17

105

5.247

954

4.293

Tánh Linh

158

26

132

5.239

1.058

4.181

Đức Linh

205

43

162

5.599

1.828

3.771

Hàm Tân

108

24

84

4.756

1.185

3.571

Phú Quý

31

-

31

3.029

-

3.029

Phụ lục 2

 

MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA CỦA

TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2009

 

1. Số lượng, gia tăng và cơ cấu dân số

Tổng dân số là số nhân khẩu thực tế thường trú tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009. Một người được coi là “nhân khẩu thực tế thường trú” tại hộ, nếu người đó thực tế vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm điều tra đã được 6 tháng trở lên; hoặc mới chuyển đến ở ổn định tại hộ, không phân biệt đã hay chưa được đăng ký hộ khẩu thường trú.

Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm các loại sau đây:

a) Những người vẫn thường xuyên ăn ở ổn định tại hộ tính đến thời điểm điều tra đã được 6 tháng trở lên;

b) Những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ tính đến thời điểm điều tra chưa được 6 tháng, kể cả trẻ mới sinh;

c) Những người thường xuyên sống tại hộ nhưng hiện tạm vắng, bao gồm cả những người Việt Nam đang ở nước ngoài trong thời hạn được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

d) Những người lang thang cơ nhỡ vào đêm Tổng điều tra họ đang ngủ ở đâu sẽ được điều tra và tính là nhân khẩu thực tế thường trú tại nơi đó.

Hộ dân cư bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, họ có thể có hoặc không có quỹ thu chi chung; họ có thể có hoặc không có quan hệ ruột thịt; hoặc kết hợp cả hai. Chủ hộ là người đại diện của hộ được các thành viên trong hộ thừa nhận.

Tỷ suất tăng dân số bình quân năm là số phần trăm tăng (hoặc giảm) bình quân một năm trong thời kỳ 10 năm giữa 2 cuộc Tổng điều tra (1999-2009).

Tỷ số giới tính được biểu thị bằng số nam trên 100 nữ của dân số.

Tỷ số giới tính khi sinh được biểu thị bằng số bé trai trên 100 bé gái trong tổng số sinh trong 12 tháng trước điều tra.

Chỉ số già hoá được biểu thị bằng số người từ 60 tuổi trở lên trên 100 người dưới 15 tuổi.

Tỷ trọng dân số thành thị được biểu thị bằng phần trăm dân số thành thị trong tổng dân số. Khu vực thành thị bao gồm các quận nội thành, các phường nội thị và thị trấn. Tất cả các đơn vị hành chính cơ sở còn lại (xã) đều thuộc khu vực nông thôn.

Tỷ suất sinh thô trong 12 tháng qua biểu thị số sinh sống trong 12 tháng trước Tổng điều tra tính trên 1.000 người dân.

 

Tổng tỷ suất sinh trong 12 tháng qua là số con sinh sống bình quân của một phụ nữ trong cả cuộc đời, nếu người phụ nữ đó trong suốt thời kỳ sinh đẻ tuân theo tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi như quan sát được trong 12 tháng trước điều tra.

Mật độ dân số là số dân tính bình quân cho một kilômét vuông diện tích lãnh thổ.

Tỷ suất chết thô trong 12 tháng qua biểu thị số chết trong 12 tháng trước Tổng điều tra tính trên 1.000 người dân.

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi trong 12 tháng qua biểu thị số trẻ dưới 1 tuổi chết trên 1.000 trẻ sinh sống trong 12 tháng trước Tổng điều tra.

Tỷ số chết mẹ là số phụ nữ chết vì lý do liên quan đến sinh đẻ và mang thai, tính bình quân trên 100.000 trẻ em sinh ra sống trong một năm nhất định.

 

2. Tình trạng hôn nhân của dân số

Tình trạng hôn nhân tại thời điểm điều tra của một người chỉ có thể thuộc một trong 5 loại sau đây:

Chưa vợ hoặc chưa chồng là người chưa bao giờ lấy vợ (hoặc lấy chồng) hoặc chưa bao giờ sống với người khác giới như vợ chồng.

Có vợ hoặc có chồng là người đã được luật pháp hoặc phong tục tập quán thừa nhận là có vợ (hoặc có chồng), hoặc sống với người khác giới như vợ chồng.

Góa là những người mà vợ (hoặc chồng) của họ đã bị chết và hiện tại chưa tái kết hôn.

Ly hôn là những người trước đây đã có vợ/có chồng, nhưng vì lý do nào đó, họ đã được pháp luật cho ly hôn và hiện tại chưa tái kết hôn.

Ly thân là những người về danh nghĩa thì họ đang có vợ/có chồng, nhưng vì lý do nào đó hiện tại họ không sống với nhau như vợ chồng.

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu là số năm trung bình mà mỗi người của một thế hệ nhất định sẽ sống độc thân trong cả cuộc đời, nếu như thế hệ này có mức độ độc thân theo tuổi như tỷ trọng độc thân thu được tại thời điểm điều tra.

 

3. Di cư

Tỷ suất nhập cư biểu thị số người từ đơn vị lãnh thổ khác nhập cư đến một đơn vị lãnh thổ tính trên 1.000 người trong thời kỳ quan sát.

Tỷ suất xuất cư biểu thị số người xuất cư khỏi một đơn vị lãnh thổ tính trên 1.000 người trong thời kỳ quan sát.

Tỷ suất di cư thuần là hiệu của tỷ suất nhập cư và tỷ suất xuất cư. Con số này có giá trị dương nếu số người nhập cư lớn hơn số người xuất cư; có giá trị âm, nếu số người nhập cư nhỏ hơn số người xuất cư.

 

4. Trình độ học vấn

Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc và biết viết là phần trăm giữa số người 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết trong tổng dân số 15 tuổi trở lên.

Một người được coi là biết đọc và biết viết nếu người đó có khả năng đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài.

Một người được coi là Chưa học xong tiểu học, nếu người đó đã từng đi học nhưng chưa tốt nghiệp tiểu học, kể cả người học lớp cuối cùng của bậc tiểu học nhưng chưa đỗ tốt nghiệp.

Một người được coi là Tốt nghiệp tiểu học, nếu người đó đã từng đi học và tốt nghiệp tiểu học, kể cả người đã từng học trung học cơ sở nhưng chưa đỗ tốt nghiệp bậc học này.

Một người được coi là Tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu người đó đã từng đi học và tốt nghiệp trung học cơ sở, kể cả người đã từng học trung học phổ thông nhưng chưa đỗ tốt nghiệp bậc học này.

Một người được coi là Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên là người đã từng đi học và tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc đã hay chưa tốt nghiệp các bậc học cao hơn trung học phổ thông như cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ.

 

5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Một người được coi là người có trình độ “Sơ cấp”, nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và được cấp chứng chỉ là sơ cấp hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.

Một người được coi là người có trình độ “Trung cấp”, nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và được cấp bằng là trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề.

Một người được coi là người có trình độ “Cao đẳng”, nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và được cấp bằng là cao đẳng hoặc cao đẳng nghề.

Một người được coi là người có trình độ “Đại học trở lên”, nếu người đó đã được đào tạo và được cấp bằng đại học, thạc sỹ hoặc tiến sỹ.

 

6. Tình trạng khuyết tật

Có 4 câu hỏi về tình trạng khuyết tật của 4 chức năng chủ yếu: nhìn, nghe, vận động (đi bộ) và ghi nhớ (tập trung chú ý) được hỏi cho các thành viên từ 5 tuổi trở lên của hộ dân cư. Mức độ khuyết tật được tự đánh giá và phân thành 4 loại sau: “Không khó khăn”, “Khó khăn”, “Rất khó khăn” và “Không thể”.

Không bị khuyết tật là người có cả 4 chức năng nói trên được xếp vào loại “Không khó khăn”.

Không thể nhìn hoặc nghe hoặc vận động hoặc ghi nhớ là người có ít nhất một trong 4 chức năng nói trên được xếp vào loại “Không thể”.

 

7. Dân số 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế (lực lượng lao động)

Người đang làm việc là người có việc làm trong tuần trước điều tra. Việc làm là mọi hoạt động lao động từ 1 giờ trở lên tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm.

Người thất nghiệp là người không có việc làm trong tuần trước điều tra, nhưng có đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.

Lực lượng lao động bao gồm những người đang làm việc và người thất nghiệp.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là phần trăm giữa số người thuộc lực lượng lao động và tổng số dân thuộc nhóm quan sát.

Tỷ trọng lao động nữ là phần trăm giữa số người làm việc là nữ trong tổng số người làm việc.

Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người thất nghiệp trong lực lượng lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị là tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động khu vực thành thị.

Tỷ lệ thất nghiệp nông thôn là tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động khu vực nông thôn.

Tỷ trọng thất nghiệp nữ là phần trăm số nữ thất nghiệp trong tổng số người thất nghiệp.

 

8. Dân số 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế

Là những người không thuộc lực lượng lao động, bao gồm những người mà hầu hết thời gian trong thời kỳ tham chiếu không phải là người có việc làm hoặc người thất nghiệp. Căn cứ vào lý do không hoạt động kinh tế, số người này được phân loại thành các nhóm sau đây:

a) Đang đi học tại một trường/lớp giáo dục - đào tạo;

b) Làm các công việc nội trợ;

c) Người nghỉ hưu hoặc người có nguồn thu nhập từ vốn;

d) Các lý do khác, bao gồm những người tàn tật hoặc mất sức lao động.

 

9. Danh mục nghề nghiệp và hệ thống ngành kinh tế quốc dân

Danh mục Nghề nghiệp được ban hành theo Quyết định số 1019/QĐ-TCTK ngày 12 tháng 11 năm 2008 áp dụng cho Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, gồm 10 nhóm nghề cấp 1 như sau:

1. Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị;

2. Nhà chuyên môn bậc cao;

3. Nhà chuyên môn bậc trung;

4. Nhân viên trợ lý văn phòng;

5. Nhân viên dịch vụ và bán hàng;

6. Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

7. Lao động thủ công và các nghề nghiệp khác có liên quan;

8. Thợ vận hành và lắp ráp máy móc thiết bị;

9. Lao động giản đơn;

0. Lực lượng quân đội.

Hệ thống ngành kinh tế quốc dân VSIC 2007 được phân thành 21 ngành cấp 1. Ngành cấp 1: A được xếp vào nhóm ngành “Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản”. Các ngành cấp 1: B, C, D, E, và F được xếp vào nhóm ngành “Công nghiệp và xây dựng”. Các nhóm ngành cấp 1 còn lại được xếp vào nhóm ngành “Dịch vụ”.

 

10. Loại hình kinh tế

Được phân loại theo các hình thức sau:

Cá nhân là các cá nhân làm dịch vụ không phải đăng ký kinh doanh theo Nghị định 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Hộ sản xuất kinh doanh cá thể là hộ sản xuất kinh doanh nông-lâm nghiệp-thủy sản hoặc phi nông-lâm-nghiệp-thủy sản do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chưa đăng ký kinh doanh hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.

Tập thể gồm các hợp tác xã được đăng ký thành lập theo Luật Hợp tác xã; các đơn vị sự nghiệp dân lập, đơn vị của tổ chức xã hội – nghề nghiệp ngoài Nhà nước, đơn vị của các tổ chức xã hội và các đơn vị khác ngoài Nhà nước. Kinh phí hoạt động của các đơn vị này đều do các hội viên đóng góp.

Tư nhân gồm các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp tư nhân, cụ thể gồm công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty cổ phần ngoài nhà nước, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Nhà nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước, công ty cổ phần nhà nước; đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, hiệp hội (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, đơn vị sự nghiệp bán công, đơn vị của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đơn vị của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Nhà nước, đơn vị của các tổ chức xã hội và các đơn vị khác của Nhà nước).

Vốn đầu tư nước ngoài gồm các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, các văn phòng đại diện của các hãng, công ty, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức nước ngoài, quốc tế.

 

11. Nhà ở của hộ dân cư

Nhà ở là một công trình xây dựng bao gồm ba bộ phận: tường, mái, sàn và được dùng để ở.

Phân loại nhà theo vật liệu chính của 3 thành phần cấu thành chủ yếu. Đó là cột (trụ, hoặc tường chịu lực), máitường/ bao che.

Cột được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong ba loại vật liệu chính sau: “bê tông cốt thép”, “gạch/đá”, “sắt/thép/gỗ bền chắc”.

 

Mái được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong hai loại vật liệu chính sau: “bê tông cốt thép”, “ngói (xi măng, đất nung)”.

Tường/bao che được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong ba loại vật liệu chính sau: “bê tông cốt thép”, “gạch/đá”, “gỗ/kim loại”.

Nhà kiên cố là nhà có cả 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc.

Nhà bán kiên cố là nhà có hai trong 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc.

Nhà thiếu kiên cố là nhà chỉ có một trong 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc.

Nhà đơn sơ là nhà có cả 3 thành phần cấu thành chủ yếu không được xếp vào loại bền chắc.

Nước hợp vệ sinh là nước máy, nước giếng khoan, nước giếng đào được bảo vệ và nước mưa.

Hố xí hợp vệ sinh là hố xí tự hoại hoặc hố xí bán tự hoại.


Mở đầu

Chương I: Quá trình thực hiện cuộc Tổng điều tra

Chương II: Quy mô và cơ cấu dân số

Chương III: Mức độ sinh, chết, di cư

Chương IV: Chất lượng dân số

Chương V: Điều kiện ở và sinh hoạt của dân cư