[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10]

- Yếu tố thứ ba là đất kinh doanh: Tình hình cung cấp đất kinh doanh cũng đang gây nhiều bức xúc cho doanh nghiệp, nếu như năm 2008 có 60,2% DN không gặp phải trở ngại gì trong việc cấp đất kinh doanh, thì đến năm 2009 tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 33,1%. Trong khi đó, tỷ lệ DN cho biết vấn đề trên tương đối gây cản trở trong năm 2009 tăng đến 26,1% (năm 2008 tỷ lệ này chỉ là 6,5%). Tỷ lệ cản trở đáng kể và rất nghiêm trọng, tuy ít nhưng cũng tăng nhẹ so với năm trước. Đó là một thực tế mà trong những năm gần đây đang diễn ra, điển hình là khu vực Hàm Thuận Nam, La Gi.

Với việc giá thuê đất cao gây căng thẳng đối với những nhà đầu tư vốn ít, công nghệ trung bình, mà nhất là DN di dời. Trong khi đó hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào dự án, bến cảng, cấp thoát nước, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường vẫn còn yếu kém mặc dù nhiều công trình lớn về giao thông đường bộ đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp. Ngoài ra, địa phương vẫn không thực sự quan tâm đến những khó khăn của nhà đầu tư, gây khó khăn, đặc biệt là sự chậm trễ trong việc cấp đất, đền bù mặt bằng. Một số doanh nghiệp cho biết thời gian để họ được nhận đất kinh doanh là khá lâu, thậm chí có DN đến làm việc đúng ngày hẹn cấp giấy của cơ quan chức năng thì lại tiếp tục được hẹn giải quyết vào một ngày khác. Một số DN cho đến nay vẫn chưa triển khai được hoạt động sản xuất, vì lý do vùng cung cấp nguyên liệu chưa ổn định, bị thay đổi và công tác đền bù giải tỏa vẫn còn nhiều vướng mắc.

- Yếu tố thứ tư là trình độ, kỹ năng của lao động: Tỷ lệ DN không hài lòng về trình độ, kỹ năng của người lao động tiếp tục tăng trong năm 2009. Có 33,5% số DN được hỏi cho biết vấn đề này tương đối gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, trong khi năm 2008 là 20,9% DN.

Theo đánh giá chung, trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động còn thấp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động chưa đáp ứng yêu cầu. Thậm chí một số khu công nghiệp vẫn còn công nhân lao động mù chữ và tái mù chữ. Vì vậy đã có nghịch lý, các doanh nghiệp thiếu thị trường lao động kỹ thuật cao còn người lao động lại thiếuviệc làm. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, phần lớn số lao động hiện naykhông đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng trong vai trò là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật bậc cao. Điều này cho thấy có sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực có trình độ cao trong thị trường lao động hiện nay.

Trình độ công nhân thấp nhưng việc đầu tư và nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân không được coi trọng, do các doanh nghiệp ít tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể học tập, nên số công nhân lao động được đào tạo, nâng cao trình độ không nhiều. Bên cạnh chính sách của các ngành chức năng còn lúng túng thì bản thân phần nhiều người lao động thụ động trong việc trau dồi kiến thức. Gần đây, qua các phiên giao dịch việc làm đã xuất hiện tín hiệu kinh tế đang phục hồi và thị trường lao động bắt đầu ấm dần lên. Cũng tại những phiên giao dịch này sự thiếu hụt về nhân lực “biết làm việc” thể hiện rất rõ.

Nếu vài năm nữa, vấn đề nhân lực vẫn giậm chân tại chỗ sẽ là một rào cản lớn đối với động lực phát triển kinh tế. Vấn đề này, bên cạnh trách nhiệm của ngành lao động, sự tự giác trong định hướng lựa chọn nghề của người lao động, rất cần doanh nghiệp sử dụng cùng tham gia xây dựng, đào tạo, tự trang bị cho mình nguồn nhân lực, thay vì đòi hỏi như hiện nay.

[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10]