[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10]

+ Nhóm 4: Ở thành thị là 1,015 triệu đồng/người/tháng, gấp 1,46 lần so với nông thôn.

+ Nhóm 5 (thấp nhất): Ở thành thị là 677 ngàn đồng/người/tháng, gấp 1,67 lần so với nông thôn.

Như vậy ở nhóm có thu nhập càng thấp thì mức chênh lệch thu nhập giữa 2 khu vực càng cách nhau càng xa

Phân theo nhóm và khu vực cũng cho thấy nhóm có thu nhập cao nhất ở thành thị so với mức thấp nhất ở nông thôn chênh lệch gấp 8,2 lần (3,303 triệu đồng/404 ngàn đồng). Nếu xét theo vùng khó khăn, thì mức thu nhập cao nhất ở miền núi so với mức thấp nhất ở vùng cao, hải đảo chênh lệch gấp 7,6 lần (3,217 triệu đồng/421 ngàn đồng).

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, kết hợp với sự biến động giá hàng hoá, dịch vụ tác động trực tiếp đến đời sống dân cư; nếu phân tích về mức sống của dân cư dựa vào kết quả thu nhập bình quân đầu người/tháng, có thể phân theo loại hộ sau đây:

- Hộ có mức sống cao

(Thành thị: Thu nhập từ trên 4,0 triệu đồng; Nông thôn từ trên 3,0 triệu đồng trở lên)

Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ có mức sống cao là 3,66%; trong đó thành thị 2,5%, nông thôn 4,21% (năm 2009: tỷ lệ hộ có mức sống cao là 3,5%; trong đó thành thị 4,2%, nông thôn 3,2%)

- Hộ có mức sống khá

(Thành thị: Thu nhập từ trên 2 triệu đồng - 4 triệu đồng; Nông thôn từ trên 1,5 triệu đồng - 3,0 triệu đồng).

Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ có mức sống khá là 22,8%; trong đó thành thị 18,13%, nông thôn 23,53% (năm 2009: tỷ lệ hộ có mức sống khá là 11,9%; trong đó thành thị 15,2%, nông thôn 10,3%)

- Hộ có mức sống trung bình

(Thành thị: Thu nhập từ trên 1,5 triệu đồng  - 2 triệu đồng; Nông thôn từ trên 1 triệu - 1,5 triệu đồng).

Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ có mức sống trung bình là 29,46%; trong đó thành thị 18,96%, nông thôn 34,41% (năm 2009: tỷ lệ hộ có mức sống trung bình là 44,3%; trong đó thành thị 46,5%, nông thôn 43,3%)

- Hộ có mức sống dưới trung bình

(Thành thị: Thu nhập từ trên 1 triệu đồng  - 1,5 triệu đồng; Nông thôn từ trên 650 ngàn đồng - dưới 1 triệu đồng).

Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ có mức sống dưới trung bình là 26,8%; trong đó thành thị 30,21%, nông thôn 25,20% (năm 2009: tỷ lệ hộ có mức sống dưới trung bình là 22,7%; trong đó thành thị 19,6%, nông thôn 24,2%)

- Hộ có mức sống thấp

(Thành thị: Thu nhập từ 1 triệu đồng trở xuống; Nông thôn từ 650 ngàn đồng trở xuống).

Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ có mức sống thấp là 27,4%; trong đó thành thị 30,21%, nông thôn 26,08% (năm 2009: tỷ lệ hộ có mức sống thấp là 17,5%; trong đó thành thị 14,6%, nông thôn 18,9%)

Trong đó Hộ nghèo (theo mức chuẩn: thành thị từ 500 ngàn đồng trở xuống; nông thôn từ 400 ngàn đồng trở xuống). Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ nghèo còn 9,33%; trong đó thành thị 3,96%, nông thôn 11,8%

Như vậy tỷ lệ hộ có mức sống cao, mức sống khá so với năm trước được nâng lên ở cả 2 khu vực

5. Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu

Do thu nhập được nâng cao nên mức chi tiêu cũng được lên so với năm trước. Theo điều tra năm 2010, chi tiêu bình quân 1 người/1 tháng đạt 984 ngàn đồng (năm 2009: 883 ngàn đồng), trong đó thành thị 1,189 triệu đồng (2009: 1,1 triệu đồng); nông thôn 889 ngàn đồng (2009: 780 ngàn đồng). Mức chi tiêu bình quân/1 người/tháng của hộ sinh sống ở vùng đồng bằng đạt 1,259 triệu đồng (2009: 1,071 triệu đồng); trung du 1,1 triệu đồng (2009: 1,1 triệu đồng); miền núi 884 ngàn đồng (2009: 811 ngàn đồng); vùng cao, hải đảo 694 ngàn đồng (2009: 566 ngàn đồng).

Hộ có mức chi tiêu cao là: Dịch vụ (1,242 triệu đồng/người/tháng); thương nghiệp (1,226 triệu đồng); thủy sản (1,187 triệu đồng). Hộ có mức chi tiêu thấp là: nông lâm nghiệp (762 ngàn đồng/người/tháng); hộ làm thuê không ổn định (179 ngàn đồng). 

Như vậy mức chi tiêu bình quân 1 người/tháng năm 2010 ở khu vực thành thị gấp 1,34 lần so với nông thôn (năm 2009: gấp 1,41 lần); vùng trung du gấp 1,24 lần miền núi (2009: gấp 1,35 lần), vùng đồng bằng gấp 1,85 lần so với vùng cao, hải đảo (2009: gấp 1,9 lần), hộ thương nghiệp cao gấp 1,61 lần so với hộ nông lâm nghiệp (2009: gấp 1,68 lần). Khoảng cách trên cho thấy hệ số chênh lệch mức chi tiêu giữa khu vực, giữa các vùng năm 2010 được rút ngắn so với năm trước.

Phân theo 5 nhóm thu nhập cho thấy: Bình quân 1 nhân khẩu ở nhóm hộ có mức thu nhập cao nhất (nhóm 1) chi tiêu 1,603 triệu đồng/tháng, gấp 3,96 lần hộ có mức thu nhập thấp nhất (2009: gấp 3,3 lần); kế tiếp là nhóm 2 có mức chi tiêu 1,235 triệu đồng, gấp 3 lần (2009: gấp 2,4 lần); nhóm 3 có mức chi tiêu 947 ngàn đồng, gấp 2,34 lần (2009: gấp 1,9 lần); nhóm 4 có mức chi tiêu 723 ngàn đồng, gấp 1,79 lần (năm 2009: gấp 1,5 lần nhóm thấp nhất). Như vậy nếu so với nhóm hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch về mức chi tiêu giữa nhóm hộ trên ở năm 2010 cao hơn so với năm 2009. Điều này cũng cho thấy việc chi tiêu hộ có thu nhập cao đã có nhiều thay đổi và tương xứng với điều kiện thu nhập của hộ. 

 Xét trong từng khoản chi tiêu ở từng nhóm hộ cho thấy có sự khác nhau:

[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10]