[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10]

- Vùng đồng bằng:

Từ 650 ngàn đồng trở xuống/người/tháng: 4,36%; từ trên 650 ngàn đồng đến 1 triệu đồng: 21,79%; từ trên 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng: 44,10%; từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng: 20,26%; từ trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng: 8,72%; trên 3 triệu đồng: 0,77%

- Vùng trung du:

Từ 650 ngàn đồng trở xuống/người/tháng: 9,17%; từ trên 650 ngàn đồng đến 1 triệu đồng: 37,50%; từ trên 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng: 40%; từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng: 9,17%; từ trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng: 4,17%

- Vùng miền núi:

Từ 650 ngàn đồng trở xuống/người/tháng: 26,09%; từ trên 650 ngàn đồng đến 1 triệu đồng: 37,47%; từ trên 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng: 25,63%; từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng: 7,59%; từ trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng: 2,76%; trên 3 triệu đồng: 0,46%

- Vùng cao, hải đảo:

Từ 650 ngàn đồng trở xuống/người/tháng: 54,17%; từ trên 650 ngàn đồng đến 1 triệu đồng: 20,83%; từ trên 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng: 20%; từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng: 4,17%; từ trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng: 0,83%

Kết quả trên cho thấy cơ cấu hộ có mức chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng dưới 1 triệu đồng ở thành thị chiếm 33,75%; nông thôn chiếm 62,65%; vùng đồng bằng 26,15%; vùng trung du 46,67%; vùng miền núi 63,56%; vùng cao hải đảo là 75%. Cơ cấu này cho thấy mức chi tiêu ở vùng miền núi, vùng cao, hải đảo rất thấp và chênh lệch xa so với vùng đồng bằng, vùng trung du.

6. Tích luỹ hộ gia đình

Với kết quả trên cho thấy hiệu số thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của toàn tỉnh đạt 4,278 triệu đồng/năm (năm 2009: 2,268 triệu đồng); trong đó thành thị 4,247 triệu đồng (2009: 2,592 triệu đồng); nông thôn 4,292 triệu đồng (2009: 2,112 triệu đồng); vùng đồng bằng là 3,682 triệu đồng (2009: 2,172 triệu đồng); vùng trung du 6,077 triệu đồng (2009: 3,912 triệu đồng); vùng miền núi 4,208 triệu đồng (2009: 2,22 triệu đồng); vùng cao, hải đảo 4,657 triệu đồng (2009: 1,068 triệu đồng). Phân theo ngành nghề SXKD chủ yếu cho thấy hộ nông lâm nghiệp đạt 2,77 triệu đồng (2009: 1,404 triệu đồng), hộ thuỷ sản 5,339 triệu đồng (2009: 2,736 triệu đồng), hộ công nghiệp-TTCN 5,005 triệu đồng (2009: 2,604 triệu đồng), hộ thương nghiệp 7,362 triệu đồng (2009: 3,408 triệu đồng); hộ dịch vụ 4,42 triệu đồng (2009: 2,268 triệu đồng/người/năm), hộ làm công ăn lương 2,312 triệu đồng (2009: 3,804 triệu đồng). Kết quả trên cho thấy mức tích luỹ bình quân 1 nhân khẩu giữa 2 khu vực năm 2010 tương đương nhau (2009: thành thị gấp 1,22 lần ở nông thôn); song nếu phân theo vùng thì trung du đạt cao nhất; nếu phân theo ngành nghề chủ yếu thì hộ thương nghiệp có mức tích luỹ bình quân 1 nhân khẩu đạt cao nhất.

Song nếu phân theo từng nhóm thu nhập của hộ cho thấy có sự khác biệt khá xa. Hộ có mức thu nhập cao nhất (nhóm 1) năm 2010 tích luỹ bình quân được 69,7 triệu đồng/hộ/năm (2009: 32,8 triệu đồng), nhóm 2 đạt 16,4 triệu đồng (2009: 11,7 triệu đồng), nhóm 3 đạt 9,0 triệu đồng (2009: 6,7 triệu đồng), nhóm 4 đạt 4,0 triệu đồng (2009: 2,7 triệu đồng) và nhóm 5 tích luỹ được 3,0 triệu đồng (2009: 790 ngàn đồng/năm). Như vậy mức tích luỹ ở hộ có mức thu nhập cao nhất gấp 23 lần so với nhóm hộ thấp nhất (2009: 41,5 lần).

Từ những kết quả trên, dự đoán mức tích luỹ trong dân cư năm 2010 toàn tỉnh đạt 3.786 tỷ đồng (2009: 2.667 tỷ đồng); chiếm 19,9% trong thu nhập dân cư toàn tỉnh (2009: 17,4%);  chiếm 15,5% trong GDP toàn tỉnh (2009: 13,5%).

Tuy vậy lượng vốn đưa vào đầu tư chỉ khoảng 75%, một phần còn lại đưa vào đầu tư gián tiếp dưới hình thức gửi tiết kiệm, hoặc mua vàng, bất động sản.

7. Tiếp cận thông tin và hoạt động thể dục thể thao, du lịch

Song song với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân, trong sinh hoạt hàng ngày, đại đa số dân cư ở các vùng thường xuyên quan tâm theo dõi chương trình thời sự, đọc sách báo, tìm hiểu các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Đây là một thuận lợi cho công tác tuyên truyền, khẳng định những thành tựu của công cuộc đổi mới, động viên, cổ vũ phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; phê phán thói quan liêu, mất dân chủ, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong nhân dân. Việc tiếp cận các thông tin qua Báo, Tạp chí, Đài… góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Kết quả điều tra cho thấy toàn tỉnh có 91,5% hộ thường xuyên theo dõi thời sự trên Đài (trong đó: vùng đồng bằng 92,6%, trung du 98,3%, miền núi 90,9%, vùng cao hải đảo 85%). Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ đều đọc báo hàng ngày, hàng tuần; trong đó các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp Luật, An ninh thế giới được người dân ưa thích nhất ở tất cả các khu vực, các vùng; tuy vậy vẫn còn 25% số hộ không đọc báo, tạp chí trong năm, trong đó vùng miền núi, vùng cao, hải đảo còn cao (trên 30%). Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, ngoài các tin tức, thời sự, các hộ gia đình đã tiếp cận được nhiều chính sách, chương trình của Nhà nước như: Chương trình khuyến nông; cho vay hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp; Cho vay hộ nghèo; cho vay giải quyết đất sản xuất nông nghiệp, vay vốn mua bò; Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng; Chương trình dân số KHH gia đình…Kết quả điều tra cho thấy có 18,3% hộ gia đình tham gia vào Chương trình khuyến nông, khuyến công, được trợ giá, trợ cước, vay vốn hỗ trợ lãi suất của Nhà nước; trong đó ở miền núi là 24,6%, vùng cao hải đảo là 23,3%

          Duy trì tập thể dục hàng ngày là một bước quan trọng để ngăn ngừa tình trạng bệnh tật. Trong những năm qua hoạt động thể thao quần chúng duy trì đều. Riêng năm 2010 Tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội TDTT với 18 môn thể thao, có trên 43 ngàn vận động viên tham gia và đã triển khai thêm 03 điểm tập thể dục tập thể tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh. Nhiều địa phương đã quan tâm đến việc duy trì tổ chức các hoạt động TDTT, đưa phong trào luyện tập TDTT trong mỗi gia đình, cơ quan, trường học trở thành một tiêu chí để đánh giá công tác thi đua và bình xét gia đình văn hóa, cơ quan trường học có nếp sống văn hóa. Phong trào TDTT đi dần vào chiều sâu, các đoàn thể phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hướng dẫn, tập luyện cho nhân dân và điều hành các giải đấu tại cơ sở. Phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh cả số lượng và chất lượng, đang từng bước trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Thông qua kết quả điều tra cho thấy năm 2010, tỷ lệ hộ có thành viên luyện tập TDTT đạt 41,5%; số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 20,5% so với dân số. Nhìn chung các vùng đồng bằng, trung du, miền núi tỷ lệ hộ có thành viên luyện tập TDTT và tỷ lệ thành viên luyện tập TDTT không có chênh lệch nhiều; riêng ở vùng cao, hải đảo đạt thấp hơn.

Những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao; các hoạt động xã hội được tổ chức ngày càng đa dạng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó nhu cầu đi du lịch xa, du lịch nước ngoài ngày càng nhiều để thư giãn trong lúc rảnh rỗi, hoặc vì những các mục đích cá nhân khác trong cuộc sống (tìm hiểu thị trường, chữa bệnh, thăm thân nhân….).Thông qua kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ có thành viên đi du lịch nước ngoài trong năm là 0,8%, trong đó thành thị 1,5%; nông thôn 0,5%. Du lịch ngày nay đã trở thành một hoạt động giải trí và thư giãn trong thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, trong điều kiện thu nhập dân cư của tỉnh đạt ở mức độ trung bình so với cả nước thì với tỷ lệ đạt được như trên là khá.

[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10]