TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế xã hội 9 tháng năm 2013 tỉnh Bình Thuận

Sản xuất nông nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2013 không được ổn định do thời tiết biến động thất thường. Vụ đông xuân 2012-2013, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra, tăng so vụ đông xuân trước nhờ chủ động được nguồn nước, các công trình thủy lợi điều tiết nước hợp lý góp phần làm tăng diện tích gieo trồng nhất là ở cây lúa và bắp; Trong vụ đã thực hiện chương trình xã hội hóa giống lúa tại các huyện trọng điểm lúa với 423 ha giống lúa xác nhận và triển khai được 1.261 ha sản xuất lúa theo mô hình “Cánh đồng chất lượng cao” tại huyện Tánh Linh 1.000 ha, Đức Linh 161 ha, Tuy Phong 100 ha. Sản lượng lương thực đạt 227.640 tấn (tăng 7.913 tấn so với đông xuân năm trước).

 

I. Nông Lâm Thuỷ sản :

1. Nông nghiệp:

          Sản xuất nông nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2013 không được ổn định do thời tiết biến động thất thường. Vụ đông xuân 2012-2013, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra, tăng so vụ đông xuân trước nhờ chủ động được nguồn nước, các công trình thủy lợi điều tiết nước hợp lý góp phần làm tăng diện tích gieo trồng nhất là ở cây lúa và bắp; Trong vụ đã thực hiện chương trình xã hội hóa giống lúa tại các huyện trọng điểm lúa với 423 ha giống lúa xác nhận và triển khai được 1.261 ha sản xuất lúa theo mô hình “Cánh đồng chất lượng cao” tại huyện Tánh Linh 1.000 ha, Đức Linh 161 ha, Tuy Phong 100 ha. Sản lượng lương thực đạt 227.640 tấn (tăng 7.913 tấn so với đông xuân năm trước).

Song vụ hè thu năm 2013 gặp nhiều khó khăn do thời tiết đầu vụ hạn hán, nắng nóng kéo dài, lượng nước ở các ao, hồ, đập ở mức thấp. Tiến độ sản xuất bị ảnh hưởng, kéo dài (bình quân từ 10 – 15 ngày, cá biệt huyện Tuy Phong thời vụ chậm khoảng 1 tháng). Thiệt hại do ảnh hưởng thời tiết phát sinh ở nhiều địa phương như: huyện Hàm Tân đã có 3.220 ha bị thiệt hại; huyện Hàm Thuận Nam nhiều vùng bị hạn cục bộ, không đủ nước xuống giống (nhất là cây lúa phụ thuộc vào nước trời, công tác xuống giống bị mất phải phá đi làm lại); huyện Đức Linh do khô hạn, có hơn 800 ha lúa ở giai đoạn làm đòng bị thiệt hại hoàn toàn; huyện Tánh Linh có khoảng 1.194 ha lúa bị ngập úng và bị đổ ngã, hầu hết diện tích bị thiệt hại đang ở trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch và giai đoạn trỗ đòng và có 15,75 ha bắp bị thiệt hại (các xã Đức Phú, Nghị Đức, Đức Tân, Huy Khiêm, Đức Bình, Đức Thuận, Gia An). Bước đầu thu hoạch cho thấy năng suất lúa bình quân toàn tỉnh đạt 54,82 tạ/ha (giảm 0,35 tạ/ha so cùng kỳ năm trước); năng suất bắp đạt 58,25 tạ/ha (tăng 0,93 tạ/ha). Dự ước sản lượng lương thực vụ hè thu 2013 đạt 292.775 tấn (giảm 929 tấn so với hè thu năm trước).

          Trong tháng 9/2013 các địa phương đã tiến hành xuống giống vụ mùa 2013, tính đến 10/9/2013 diện tích gieo trồng cây ngắn ngày vụ mùa toàn tỉnh đạt 30.000 ha (tăng 11% so với cùng kỳ năm trước)

          Sâu bệnh gây hại trên các loại cây trồng trong tháng có xuất hiện nhưng ở mức gây hại không đáng kể. Trên cây lúa, rầy nâu nhiễm 90 ha, mật số rầy thấp 1.000 -1.500 con/m2, diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn lá gây hại trên trà lúa mùa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng là 268 ha (rãi rác ở một số xã các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Tánh Linh, Bắc Bình); Cây Thanh long,  nhiễm bệnh thán thư 240 ha, bệnh đốm nâu diện tích bị nhiễm là 755 ha (phân bố ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàn Thuận Nam).

Phát triển cây lâu năm: Trong 9 tháng, diện tích trồng mới cây lâu năm toàn tỉnh đạt 2.396 ha; trong đó trồng mới cao su 1.244 ha, thanh long 767 ha, mẵng cầu 863 ha. Dự ước sản lượng cây cao su năm 2013 đạt 28,9 ngàn tấn (tăng 4,64% so năm trước); điều 11 ngàn tấn (giảm 18,4% so năm trước). Riêng cây thanh long do ảnh hưởng của nắng nóng, thiếu nước tưới và dịch bệnh (nấm trắng) đã ảnh hưởng mạnh đến quá trình cho trái; sản lượng 9 tháng dự ước đạt 316,7 ngàn tấn (giảm 2,12% so cùng kỳ).

Chăn nuôi:

Các ngành chức năng đã phối hợp với các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn trên địa bàn tỉnh;

rà soát, những biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ có dịch bệnh; hướng dẫn thực hiện công tác lấy mẫu để xét nghiệm và triển khai kịp thời việc phong toả dịch bệnh. Đến nay trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra dịch cúm gia cầm và dịch heo tai xanh.

Trong gần 9 tháng (tính đến 15/9/2013) đã tiêm phòng đạt 2.185 ngàn liều (trong đó : trâu, bò 183 ngàn liều; heo 419 ngàn liều; gia cầm 1.576 ngàn liều); đóng dấu kiểm soát giết mổ: trâu bò 453 con; heo 20.452 con; gia cầm 50.440 con. Phúc kiểm sản phẩm động vật thịt heo 74.666 kg, thịt bò, trâu 11.199 kg, thịt gia cầm 32.199 kg, trứng gia cầm 5.048 ngàn quả.

2. Lâm nghiệp:

          Đến cuối tháng 8/2013 toàn tỉnh đã trồng 2.117 ha rừng (đạt 81,4% KH), trong đó rừng phòng hộ 156 ha (đạt 74,3%); rừng sản xuất 1.961 ha (đạt 82%). Cơ cấu cây trồng tập trung chủ yếu là Keo lai, Keo lá liềm, Bạch đàn, Phi lao và Cao su. Trồng cây phân tán  các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân 574 ha (đạt 53% kế hoạch năm); giao khoán bảo vệ rừng được 98.408 ha (đạt KH đề ra); khoanh nuôi tái sinh được 9.165 ha (KH 10.123 ha), chăm sóc được 4.710 ha.  Khai thác lâm sản 9 tháng đạt 250 m3 gỗ thương phẩm và 40 ster củi; tre nứa là 165 ngàn cây và 15 ngàn búp lá buông

Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 39 vụ cháy rừng, tuy nhiên các vụ cháy rừng rừng chỉ cháy lớp thực bì dưới tán rừng, đã huy động 435 lượt người tham gia cứu chữa kịp thời, không gây thiệt hại tài nguyên rừng.

Trong 9 tháng, đã phát hiện 623 vụ vi phạm lâm luật (phá rừng trái phép 41 vụ, vi phạm về khai thác gỗ và lâm sản khác 116 vụ, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép 162 vụ, vi phạm khác 272 vụ). Đã xử lý 603 vụ (trong đó xử phạt hành chính 593 vụ, xử lý hình sự 10 vụ); tịch thu 4 xe ô tô, 145 xe máy; gỗ tròn 459,4 m3; gỗ xẻ 395.9 m3, động vật rừng 70 con. Tổng số tiền phạt, bán tang vật 9 tháng nộp vào ngân sách 3.564,1 triệu đồng.

3. Thủy sản:

Thời tiết ngư trường năm nay tương đối thuận lợi cho việc khai thác biển. Vụ Nam năm nay đến muộn hơn so với những năm trước, song các luồng cá nục, cá cơm xuất hiện nhiều ở tuyến lộng và tuyến bờ nên các thuyền nghề hoạt động tương đối hiệu quả như lưới rê, câu khơi, giã cào, lưới nhái, lưới vây; ngư dân bội thu cá cơm. Sản lượng khai thác biển ước đạt 138.800 tấn (tăng 1.590 tấn so với cùng kỳ năm trước)

Nuôi trồng thủy sản ít thuận lợi hơn so với năm trước do nắng hạn kéo dài gay gắt, ảnh hưởng đến nguồn nước; dịch bệnh diễn biến phức tạp (dịch đỏ thân), ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi trồng. Sản lượng thu hoạch 9 tháng ước đạt 9.412 tấn (giảm 5,7% so cùng kỳ năm trước), trong đó nước mặn, lợ 6.253 tấn (giảm 3,4%), nước ngọt 3.159 tấn (giảm 10%).

Nuôi hải sản trên biển, tiếp tục duy trì tại các huyện Phú Quý, Tuy Phong, tập trung một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá mú, tôm hùm, cá giò. Đến nay có 263 hộ nuôi cá lồng trên biền, trên sông với 1.927 lồng (so với cùng kỳ năm trước giảm 10 hộ, tăng 10 lồng, bè).

Sản xuất tôm giống ổn định, ước 9 tháng kiểm dịch và xuất bán ra thị trường 11.338 triệu Post (tăng 19,3% so cùng kỳ năm trước).

Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được duy trì thường xuyên. Đã tập trung kiểm tra thuyền hành nghề giã cào bay sai tuyến, hành nghề lận trái phép, khai thác hải sản trong thời gian cấm, khai thác sò không có giấy phép…. Từ đầu năm đến nay các ngành chức năng của tỉnh đã xử lý được 577 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 1.837 triệu đồng.

II. Công nghiệp; Đầu tư phát triển :

1. Công nghiệp:

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9/2013 ước đạt 106,89% (tăng 6,89% so với tháng trước) và tăng 7,10% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất tăng 5,67% so với cùng kỳ năm trước.

Tính theo giá cố định 1994, giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đạt 5.045,8 tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó kinh tế nhà nước giảm 8,2%, kinh tế ngoài nhà nước tăng 8,0%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,0%. Riêng giá trị sản xuất thủy điện ước đạt 969,9 tỷ đồng (giá cố định 1994), giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu không tính thủy điện, giá trị sản xuất 9 tháng đạt 4.075,9 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.

Các sản phẩm tăng (giảm) so với cùng kỳ năm trước là: khai thác cát xây dựng (giảm 7,9% so với 9 tháng năm trước), đá xây dựng (giảm 15,8%), thủy sản đông lạnh (tăng 0,2%), thủy sản khô (tăng 0,1%), nước mắm (tăng 0,9%), hạt điều nhân (giảm 6,1%), đường các loại (giảm 10,7%), nước uống đóng chai (tăng 3,0%), gạch nung (giảm 18,7%), nước đá (tăng 7,3%), nước máy sản xuất (tăng 2,1%), trang in (tăng 0,4%), muối hạt (giảm 1,7%), hàng may mặc (tăng 0,7%).  

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp 9 tháng qua tuy giữ được ổn định, song mức tăng trưởng rất thấp. Nếu không tính thủy điện, kết quả sản xuất công nghiệp các thành phần kinh tế trong 9 tháng như sau:

- Khu vực kinh tế Nhà nước: Giá trị sản xuất 9 tháng ước đạt 180 tỷ đồng (tăng 0,9% so với cùng kỳ). Hoạt động sản xuất dược phẩm, khai khoáng giảm; các Công ty cổ phần điện, Công ty Cao su, Công ty cổ phần Cấp thoát nước… hoạt động ổn định.

- Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước:

+ Kinh tế tư nhân: Giá trị sản xuất ước đạt 2.957,1 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất, may mặc, nước mắm, thức ăn gia súc hoạt động ổn định, phát triển khá so với cùng kỳ; các doanh nghiệp chế biến thủy sản gặp nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào chưa đủ đáp ứng được năng lực sản xuất, thị trường không ổn định.

+ Hộ sản xuất cá thể: Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm giữ ổn định; hàng thủ công mỹ nghệ duy trì được thị trường. Tuy vậy, do nhu cầu tiêu dùng thấp nên giá trị sản xuất tăng thấp. Ước 9 tháng đạt 677 tỷ đồng (tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước).

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài : Giá trị sản xuất 9 tháng ước đạt 261,7 tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ). Các sản phẩm: thức ăn gia súc, giá đỡ đường ống, giấy … sản xuất và tiêu thụ ổn định.

* Hoạt động sản xuất Thủy điện 9 tháng:

- Nhà máy Thủy điện Đami – Hàm Thuận sản xuất ước đạt 1.201 triệu KWh

- Công ty Thủy điện Đại Ninh sản xuất ước đạt 759,8 triệu KWh

- Nhà máy thủy điện Bắc Bình ước đạt 76,9 triệu KWh.

Tính chung, giá trị sản xuất thủy điện trong 9 tháng ước đạt 969,9 tỷ đồng (giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước).

2. Đầu tư phát triển:

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 9/2013 ước đạt 147 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 1.041,1 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 807,6 tỷ đồng. Nhìn chung công tác đền bù được quan tâm và giải quyết tích cực đã tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm, tuy nhiên một số trường hợp xử lý chậm như trường hợp các hộ dân tại huyện Bắc Bình của dự án tưới Phan Rí-Phan Thiết, vướng đất lâm nghiệp và các hộ trên tuyến mở rộng đường Quốc lộ 55 nên ảnh hưởng đến tiến độ chung. Một số công trình trọng điểm của tỉnh đến cuối tháng 8/2013 thực hiện như sau:

Dự án đường Lê Duẩn (đoạn từ QL1A đến ga Phan Thiết cũ)::

Đã chỉnh sửa dự án đầu tư theo quy hoạch điều chỉnh; dự kiến dự án sẽ khởi công trong quý IV/2013.

Dự án đường Hùng Vương:

 Đoạn qua khu dân cư Hùng Vương II (đoạn 1): Đã tổ chức khảo sát lại hướng tuyến, cao trình khống chế theo hiện trạng toàn bộ tuyến đường theo hệ tọa độ VN-2000 so với quy hoạch; đang trình cấp có thẩm quyền có ý kiến về hướng tuyến và trình khống chế theo hiện trạng tuyến. Nếu được thông qua sẽ lập và trình duyệt điều chỉnh dự án, thiết kế bản vẽ thi công  tiến hành các bước tiếp theo.

Đoạn qua khu dân cư Hùng Vương II, giai đoạn 2A (đoạn 2): Các ngành có liên quan đã tiến hành họp bàn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai dự án do đoạn tuyến này đã có kết quả đấu thầu xây lắp (Công ty VSG trúng thầu thi công dự án) nên việc tách thành 02 dự án độc lập dễ xảy ra vướng mắc về mặt thủ tục và pháp lý. UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương giao lại cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiếp tục làm chủ đầu tư đoạn tuyến này.

Đoạn qua khu dân cư Hùng Vương II, giai đoạn 2B (đoạn 3): Đang phối hợp đơn vị Tư vấn lập hồ sơ dự án đầu tư, đã thống nhất hướng tuyến và cao trình khống chế và bổ sung hệ thống cấp điện hạ thế (bố trí đi ngầm), ghép toàn bộ tuyến đường Hùng Vương (cả 03 đoạn) để làm cơ sở thẩm định, phê duyệt dự án. Sau khi dự án được duyệt sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

 Quốc lộ 55:

Chiều dài toàn tuyến là 152,5 km, tổng mức đầu tư 1.511.594 triệu đồng gồm có 34 gói thầu, trong đó có 11 gói thầu xây lắp.

Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2 gói thầu giai đoạn I từ cầu La Ngâu đến xã Đa Mi. Đã tiếp tục triển khai thi công 5 gói thầu giai đoạn II, tiến độ thi công chậm so kế hoạch do vướng đền bù. Gói số 6 từ Km 138 đến cầu La Ngâu: thực hiện đào đắp nền đường, rãnh thoát nước, thi công cống thoát nước các loại, thảm bê tông nhựa được 10,5/16,5Km; giá trị khối lượng đạt 82% gói thầu. Gói thầu số 7 từ xã Đa Mi đi Bảo Lâm, Bảo Lộc: thi công đào đắp nền đường, rãnh thoát nước, cống thoát nước các loại, tường chắn; giá trị khối lượng đạt 44% gói thầu. Gói thầu số 5 (Km 128 đến Km 138): thi công đào đắp nền đường, rãnh thoát nước, thi công cống thoát nước các loại, thi công cầu; giá trị khối lượng đạt 55% gói thầu. Gói thầu số 4 (Km 110 đến Km 128): thi công đào đắp nền đường, cấp phối đá dăm nền đường, rãnh thoát nước, thi công cống thoát nước các loại, thi công các cầu; giá trị khối lượng đạt 50% gói thầu. Gói thầu số 3 từ QL 1A đến ga Sông Phan (Km 96+300 đến Km 110): thi công đào đắp nền đường, rãnh thoát nước; giá trị khối lượng đạt 56% gói thầu.

Tính chung, lũy kế giá trị thực hiện từ đầu dự án đến nay đạt 641 tỷ đồng, giải ngân từ đầu dự án đến nay 545 tỷ đồng.

Dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết:

Gói thầu số 6: Giá trị khối lượng thực hiện khoảng 48,4 tỷ đồng (đạt 88,5% dự toán(. Hiện nay còn 750m kênh D8-9 đang điều chỉnh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai.

UBND tỉnh đã phê duyệt 03 tiểu dự án sử dụng vốn kết dư:

Ngày 01/8/2013 Tiểu dự án kiên cố hệ thống kênh Nha Mưng - Chà Vầu đã triển khai thi công. Giá trị khối lượng thực hiện ước đạt: 867,2 triệu đồng. Kết quả thực hiện từng gói thầu như sau:

+ Gói 60: Thi công đổ bê tông kênh: 224m3. Giá trị khối lượng thực hiện ước đạt: 782,73 triệu đồng.

+ Gói 61: Thi công đổ bê tông kênh: 25m3. Giá trị khối lượng thực hiện ước đạt: 84,42 triệu đồng.

          + Gói 62: Tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị cho các gói thầu 60 và 61. PMU Bình Thuận đã ký hợp đồng vào ngày 22/6/2013.

Tiểu dự án nâng cấp kiên cố hóa kênh Úy Thay – Đá Giá đã tổ chức đấu thầu 04 gói thầu 63, 64, 65 và 66. Dự kiến trao thầu và hợp đồng vào tháng 9/2013.

Tiểu dự án nâng cấp đập Đồng Mới, UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt. Tuy nhiên, nguồn vốn kết dư Dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết không đủ để thực hiện đầu tư cho công trình nên tạm dừng thực hiện

Kè chống xói lở bảo vệ bờ biển đảo Phú Quý (Kè giai đoạn 2):

Giá trị thực hiện từ đầu dự án đến nay đạt 116,9 tỷ đồng (đạt 59,3% dự toán), cụ thể: đổ đá hộc loại D (F1,F2,F3) vào thân đê Đông dài 426m (đạt 44,9% KH), vào thân đê Tây dài 90m (đạt 60,4% KH); đổ bê tông khối tetrapost: 9.081 cấu kiện; đổ bê tông khối lục lăng loại 1, loại 2: 4.119 cấu kiện; vận chuyển khối tetrapost và lục lăng loại 1, loại 2: 6.780 cấu kiện; cẩu tách cẩu chuyển khối lục lăng và tetrapost: 12.150 cấu kiện.

Kênh tiếp nước Biển Lạc- Hàm Tân:

Chủ đầu tư đã phối hợp với UBND huyện thực hiện xong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Giá trị thực hiện lũy kế từ đầu dự án đến nay là 188,8 tỷ đồng; cấp phát lũy kế từ đầu dự án đến nay 140,6 tỷ đồng, trong đó xây lắp 83,6 tỷ đồng, chi đền bù giải toả 45 tỷ đồng.

Bệnh viện Y dược học cổ truyền - Phục hồi chức năng:

Trong 8 tháng giải ngân 23.625 triệu đồng (đạt 63,85% dự toán). Lũy kế giải ngân từ đầu dự án đến nay là 50.818 triệu đồng (đạt 79,16% kế hoạch vốn được giao).

- Gói thầu số 5: Đã tiến hành ký kết hợp đồng để kiểm toán hạng mục công trình thuộc gói thầu số 5.

          - Gói thầu số 8 (hạng mục khối nội trú 240 giường, 1 phần cầu nối và hệ thống mạng điện thoại, máy tính, Tivi, hệ thống mạng âm thanh kèm theo, đường ống cấp nước và bể nước ngầm): Nhà thầu đã thi công xong phần móng nền, thân kết cấu, thân kiến trúc, phần mái, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tiến độ thi công gói thầu đạt yêu cầu, khối lượng đạt 85% giá trị hợp đồng.

- Gói thầu số 18 (hạng mục khối Cận lâm sàng-Mổ-Hội trường): Nhà thầu đã thực hiện xong công tác thử tĩnh tải, thi công xong phần móng cọc, đang thi công đài móng  từ trục 1 đến trục 10. Khối lượng đạt khoảng 15% giá trị hợp đồng.

- Gói thầu số 21 (khoa Vật lý trị liệu-Điều dưỡng, Cầu nối): Nhà thầu đã thực hiện xong công tác thử tĩnh tải, thi công xong cọc bê tông cốt thép, hiện đang ép cọc đại trà, số lượng cọc đạt được 103/159 cọc. Khối lượng thi công đạt khoảng 12% giá trị hợp đồng.

- Gói thầu số 26: thi công xong phần móng, phần thân kết cấu, đang thi công khung kèo mái, xây tường bao che và vách ngăn khoa Dinh dưỡng-Căn tin, đang thi công đài móng Khu tiệt trùng - giặt ủi, Khoa dược; Xưởng bảo trì thiết bị đã thi công xong phần móng, phần thân kết cấu, xây tường bao che và vách ngăn, đang thi công phần mái. Khối lượng đạt được khoảng 45% giá trị hợp đồng.

Thoát nước thành phố Phan Thiết:

- Gói thầu BT3/B/10/ICB: Đã lắp đặt được 13.722 m/17.945 m cống, sản xuất 7.630 gối cống, 10.168 m cống tròn các loại D300, D400, D500, D600, D800, D1000, D1200, D1500, D1800 và D2000, cống hộp 1.2x1.4m và cống hộp 1.4x1.6m. Giá trị hợp đồng 205,357 tỷ đồng, khối lượng thực hiện đến nay đạt 78,8% (kể cả khối lượng bổ sung cho hợp đồng đã được phê duyệt). Nhiều vị trí thi công có chiều cao mương đào rất sâu, mực nước ngầm cao gây khó khăn trong việc thi công lắp đặt cống.

- Gói thầu BT4:

 Nhà thầu tiếp tục thi công Trạm xử lý nước thải, trạm bơm số 3. Tiến độ thi công chậm (đạt 40,85%), do gặp hiện tượng cát chảy khi thi công tại các giếng và thời tiết mưa nhiều cũng gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công trạm xử lý.

- Gói thầu BT5/B/10/NCB: Tiến độ thi công đạt 99,82%, giải ngân 34,3 tỷ đồng, đạt 75% trong đó vốn ADB là 26,3 tỷ và vốn đối ứng là 8 tỷ. Đã hoàn thành cơ bản Hợp đồng ban đầu, chỉ chờ đấu nối vào tuyến cống chung của gói thầu BT3. Khối lượng bổ sung đợt 1 đã hòan thành đang chờ đấu nối với gói thầu BT3.

Đăng ký  kinh doanh và đăng ký đầu tư:

- Đăng ký kinh doanh: Trong 9 tháng đầu năm cấp thành lập mới cho 433 doanh nghiệp, vốn đăng ký là 2.711 tỷ đồng (176 DNTN, 75 công ty TNHH 2 TV, 168 công ty TNHH 1 TV, 14 công ty cổ phần); 49 chi nhánh và 08 văn phòng đại diện. Cấp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho 532 doanh nghiệp. Thông báo giải thể, xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh 120 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Đã ra Quyết định thu hồi 105 doanh nghiệp do vi phạm Luật Doanh nghiệp. Thông báo vi phạm 56 doanh nghiệp do không báo cáo theo yêu cầu. Thông báo yêu cầu 70 doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh (do đang bỏ nghỉ). Thông báo yêu cầu 06 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh do không đủ điều kiện kinh doanh (05 DN kinh doanh vũ trường trá hình và 01 DN kinh doanh xăng dầu).

- Đăng ký đầu tư: Từ đầu năm đến nay, có 13 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, gồm 04 dự án công nghiệp và 09 dự án dịch vụ, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.492 tỷ đồng (trong đó, có 05 dự án FDI). Số dự án đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng không triển khai đầu tư bị thu hồi là 08 dự án (07 dự án du lịch và 01 dự án công nghiệp). Số dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không nộp hồ sơ để cấp giấy chứng nhận đầu tư là 04 dự án thuộc lĩnh vực du lịch và công nghiệp.

III. Thương mại, Giá cả; Du lịch; Xuất nhập khẩu; Giao thông vận tải:

1. Thương mại, Giá cả :

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội 9 tháng ước đạt 19.200 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 9,1%).

Từ ngày 29/8 đến 3/9/2013 tại TP Phan Thiết đã tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và Thương mại vùng Nam Trung Bộ năm 2013. Hội chợ quy tụ 400 gian hàng của 170 đơn vị đến từ các tỉnh thành trong cả nước như: Bình Thuận, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Dương…Các mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân gồm: máy móc thiết bị, trang trí nội thất, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, nông sản, vật tư nông nghiệp… Các đơn vị tham gia hội chợ là các doanh nghiệp trong nước, các sản phẩm được trưng bày đều là hàng Việt Nam. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp tăng cường giao lưu, góp phần xây dựng và đưa thương hiệu Việt đến gần hơn với người tiêu dùng đồng thời để các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại, hàng Việt chất lượng cao phục vụ nông dân, nông thôn, tìm kiếm đối tác, tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. Hội chợ diễn ra từ ngày 29/8 – 3/9/2013. Ngoài ra, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đầu tháng 9/2013  Siêu thị Co.opMart Phan Thiết đã tổ chức chương trình khuyến mãi “Tự hào Hàng Việt 2013” lần thứ 16. Co.opMart Phan Thiết với 8 chương trình khuyến mãi, giảm giá đến 50% cho hơn 2.000 sản phẩm thiết yếu

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2013 là 100,61% (tăng 0,61% so với tháng trước). So với tháng 12/2012 (sau 9 tháng ) tăng 4,13%, trong đó các nhóm hàng tăng cao hơn mức bình quân chung là: ăn uống ngoài gia đình (tăng 8,34%); May mặc, mũ nón, giầy dép (tăng 7,10%); Thuốc và dịch vụ y tế (tăng 17,61%); Giáo dục (tăng 4,54%).

Nếu so với tháng cùng kỳ năm trước (sau 1 năm) thì chỉ số giá tiêu dùng là 105,35% (tăng 5,35%); trong đó nhóm hàng Lương thực giảm 2,62%; Thực phẩm tăng 4,39%; Ăn uống ngoài gia đình tăng 13,64%; Đồ uống và thuốc lá tăng 4,86%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 9,0%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,59; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 4,85%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 17,88%; Giao thông tăng 2,07%; Bưu chính viễn thông tăng 0,36%; Giáo dục tăng 6,65%; Văn hóa giải trí và du lịch tăng 5,39%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 8,16%.

Trong tháng 8/2013, lực lượng Quản lý thị trường Bình Thuận đã kiểm tra, kiểm soát 243 vụ, phát hiện 96 vụ vi phạm. Đã xử phạt và thu nộp ngân sách nhà nước 600 triệu đồng. Trong đó, đã kiểm tra 12 cơ sở kinh doanh xăng dầu, 9 cơ sở kinh doanh LPG phát hiện 1 cơ sở vi phạm xử phạt 5 triệu đồng. Ngoài ra lực lượng Quản lý thị trường còn phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, kiểm soát tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ khoáng sản trái phép, đã phát hiện 3 vụ vận chuyển vật liệu xây dựng trái phép, tạm giữ 7 tấn cát đen vắng chủ.

2. Du lịch :  

          Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển. Trong 9 tháng, lượt khách đến nghỉ dưỡng, du lịch tại Bình Thuận ước đạt 2.599,3 ngàn lượt khách (tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước) với 3.538,7 ngàn ngày khách (tăng 12,0%), doanh thu du lịch đạt 3.545 tỷ đồng (tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước). Khách quốc tế đến Bình Thuận hàng tháng có trên 90 nước, khu vực; trong đó du khách quốc tịch Nga chiếm tỷ trọng cao; kế tiếp là Trung Quốc, Hàn Quốc.

          Toàn tỉnh hiện có 220 cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động với tổng số 8.951 phòng; đã xếp hạng 155 cơ sở lưu trú với 6.225 phòng (5 sao: 03 cơ sở với 348 phòng, 4 sao: 19 cơ sở với 1.962 phòng, 3 sao: 12 cơ sở với 891 phòng, 2 sao: 30 cơ sở với 1.190 phòng, 1 sao: 30 cơ sở với 778 phòng, nhà nghỉ du lịch: 48 cơ sở với 902 phòng, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: 13 cơ sở với 154 phòng). Hoạt động kinh doanh lữ hành có 42 đơn vị (trong đó 04 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 29 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 02 chi nhánh văn phòng đại diện của lữ hành quốc tế, 07 chi nhánh văn phòng đại diện lữ hành nội địa). Ngoài ra có trên 26 hộ kinh doanh đại lý lữ hành, bán vé xe chất lượng cao phục vụ khách du lịch. Các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch như: vận chuyển, ăn uống, mua sắm, spa, thể thao trên biển… tiếp tục có chuyển biến về chất lượng phục vụ, đáp ứng được yêu cầu khách du lịch quốc tế và trong nước. Đã cấp 16 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó 08 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và 08 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế), cấp lại 02 thẻ hướng dẫn viên quốc tế.

          Triển khai công tác xúc tiến quảng bá du lịch, trong 9 tháng các ngành chức năng đã phối hợp quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Bình Thuận thông qua các ký sự, phóng sự, như: “Bình Thuận - Ngọc trong cát”, “Thành công của Bình Thuận trong thu hút khách du lịch”; “Giới thiệu du lịch Bình Thuận”; gameshow “Barefoot Friends” tại Mũi Né - Bình Thuận; khai thác, cập nhật 800 tin, bài, ảnh về hoạt động du lịch của tỉnh. Tham gia các hoạt động tiêu biểu như: Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ IX năm 2013; triển lãm du lịch biển quốc tế 2013 tại TP Nha Trang,  Khánh Hòa; Hội chợ du lịch quốc tế ITE HCMC 2013 (phối hợp đón Đoàn Famtrip quốc tế đến Bình Thuận); Hội chợ du lịch quốc tế Leisure Moscow LB Nga 2013. Vận động doanh nghiệp tham gia và gửi ấn phẩm quảng bá tại Hội chợ MITT - Nga 2013, Hội chợ VITM - Hà Nội 2013…

3. Xuất nhập khẩu:

            Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng ước đạt 178,6 triệu USD, tăng 5,0% so cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng thuỷ sản đạt 56,8 triệu USD (giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước), hàng nông sản đạt 30,7 triệu USD (tăng 1,9%), hàng hoá khác 91,1 triệu USD (tăng 18,2%); với một số mặt hàng chủ yếu: hải sản đông 7.601 tấn; hải sản khô 466 tấn; nhân hạt điều 545 tấn; quả thanh long 23.590 tấn; cao su 1.881 tấn.

          Hàng hóa xuất khẩu trực tiếp 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 159,7 triệu USD chiếm 89,4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo nước và lãnh thổ như sau:

          - Thị trường Châu Á ước đạt 112,5 triệu USD (giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước), chiếm tỷ trọng 70,4% trong kim ngạch xuất khẩu trực tiếp, trong đó:       + Thị trường Đông Á đạt 93,9 triệu USD (giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước), chiếm 58,8% tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp; trong đó thị trường Nhật Bản đạt 63,6 triệu USD (tăng 18,6% so với cùng kỳ), chiếm tỷ trọng 56,6% trong kim ngạch xuất khẩu thị trường Châu Á; các mặt hàng xuất khẩu tăng là: áo Jacket (tăng gấp 2,5 lần); quần dài (tăng 37%); bạch tuộc (tăng gấp 12,8 lần); tôm thẻ (tăng 94%); cá tươi đông lạnh (tăng gấp 2,4 lần). Tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 15,2 triệu USD (giảm 16,1% so với cùng kỳ), chiếm tỷ trọng 13,6% thị trường Châu Á; các mặt hàng xuất khẩu tăng là: mũ cao su (tăng gấp 6 lần), đồ dùng nội thất (tăng gấp 4 lần), chế biến tinh bột sắn (tăng gấp 4 lần). Thị trường Hàn Quốc 13 triệu USD (giảm 21,5% so với cùng kỳ), chiếm tỷ trọng 11,6% tỷ trọng thị trường Châu Á; các mặt hàng xuất khẩu tăng là: cá tươi (tăng gấp 3,3 lần), bạch tuộc (tăng gấp 7,2 lần), mực ống tươi (tăng 39,2%), các mặt hàng đồ dùng nội thất (gấp 3,8 lần). Thị trường Hồng Kông đạt 1,7 triệu USD chiếm tỷ trọng 1,6% tỷ trọng thị trường Châu Á, chủ yếu là các mặt hàng đồ dùng nội thất (tăng gấp 2,6 lần).

          + Thị trường Đông Nam Á đạt 9,9 triệu USD (giảm 23,1% so với cùng kỳ năm trước); trong đó Thị trường Singapo đạt 3,3 triệu USD (giảm 40,5% so với cùng kỳ); các mặt hàng xuất khẩu giảm là: giấy tự dính (giảm 58,5%), bạch tuộc (giảm 14,3%), tôm (giảm 97,3%), cá tra file (giảm 25,6%), cá tươi (giảm 30,9%). Thị trường Indonexia đạt 2,9 triệu USD (giảm 23,5% so với cùng kỳ), chủ yếu ở mặt hàng thanh long giảm 14,7%. Thị trường Malayxia đạt 1,6 triệu USD (giảm 10,5% so với cùng kỳ); các mặt hàng giảm: cua, ghẹ đông lạnh (giảm 63,9%), mực khô (giảm 96%), cá tra file (giảm 64,6%), thanh long (giảm 21,4% so với cùng kỳ). 

          + Thị trường Tây Á đạt 6,8 triệu USD (giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước); trong đó Thị trường Libăng (giảm 64,1% so với cùng kỳ), chủ yếu mặt hàng giấy tự dính 64,1%).

          + Thị trường Trung Nam Á đạt 1,7 triệu USD (tăng gấp 12,4 lần so với cùng kỳ năm trước): tăng chủ yếu mặt hàng giấy tự dính ở thị trường Xrilanka, thị trường Ấn Độ.

          - Thị trường Châu Âu ước đạt 36,2 triệu USD (tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước), chiếm tỷ trọng 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp; trong đó:

          + Thị trường Tây Âu đạt 17,5 triệu USD (tăng 1,6% so cùng kỳ); trong đó: Thị trường Áo (tăng 85% so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu mặt hàng hải sản tươi đông lạnh, mực đông lạnh. Thị trường Đức (tăng 48,7% so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu các mặt hàng tôm sú, tôm thẻ, tôm loại khác, cá tươi đông lạnh, cá file, mực tươi đông lạnh, nghêu, hải sản tươi đông lạnh, thép cán lá nguội, giấy tự dính. Thị trường Bỉ (tăng 19,8% so với cùng kỳ), chủ yếu mặt hàng bạch tuộc (tăng 2,9 lần), mặt hàng giấy tự dính (tăng 2,4 lần)  

          + Thị trường Bắc Âu đạt 9,8 triệu USD (tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước); chủ yếu là thị trường Anh, Ai len, Nauy, Lit va, Thụy Điển với các mặt hàng hải sản (cá, mực các loại, bạch tuộc, tôm…), mặt hàng đồ dùng (tủ, giường, bàn, ghế…) bằng gỗ, mặt hàng giấy tự dính.

          + Thị trường Nam Âu đạt 7,7 triệu USD (tăng 87,9% so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu tăng ở thị trường Bồ Đào Nha ở mặt hàng thép cán lá nguội.

          + Thị trường Đông Âu đạt 1 triệu USD (tăng 43,3% so với cùng kỳ), chủ yếu là thị trường Ba Lan với mặt hàng giấy tự dính.

          - Thị trường Châu Mỹ đạt 9,9 triệu USD (giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước), chiếm tỷ trọng 6,2% tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp; trong đó: Thị trường Bắc Mỹ đạt 9,2 triệu USD (tăng 9,7% so với cùng kỳ) tập trung chủ yếu ở các mặt hàng hải sản (cá, nghêu), mặc hàng may mặc (áo sơ mi), đồ dùng gia đình (giường, tủ, bàn, ghế).

          Ủy thác xuất khẩu cũng đạt 18,8 triệu USD (tăng 67,2% so với cùng kỳ năm trước), chiếm tỷ trọng 10,6% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Tập trung chủ yếu ở nhóm hàng may mặc (tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ), mũ cao su tăng 43,2% so với cùng kỳ năm trước, nhóm hàng mực ống tươi đông lạnh (gấp 14,4 lần).

          Xuất khẩu dịch vụ du lịch 9 tháng đạt 74,3 triệu USD; tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. 

          Nhập khẩu 9 tháng ước đạt 80,5 triệu USD, bằng 84,3% so cùng kỳ năm trước (do cùng kỳ năm trước có nhập khẩu sắt thép với giá trị cao), trong đó máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đạt 60,7 triệu USD (bằng 84,8% so với cùng kỳ năm trước).

          Nhìn chung kết quả xuất khẩu hàng hóa 9 tháng qua đạt thấp; kim ngạch xuất các mặt hàng thủy sản giảm so với cùng kỳ năm trước (giảm 9,6%); lượng hàng quả thanh long xuất giảm so với cùng kỳ; kim ngạch xuất mặt hàng nhân hạt điều, cao su tuy tăng so với cùng kỳ năm trước, song so với kế hoạch năm đạt thấp (cao su đạt 43,4%; nhân hạt điều đạt 64,6% KH).

4. Giao thông vận tải:

Hoạt động vận tải ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trên tất cả tuyến đường. Khối lượng luân chuyển hàng hóa đường bộ 9 tháng ước đạt 228,8 triệu tấnkm (tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước); luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 3.651 ngàn tấnkm (tăng 7,5%); luân chuyển hành khách đường bộ đạt 524,5 triệu lượt ngườikm (tăng 5,8%); luân chuyển hành khách đường thuỷ đạt 4.503 ngàn lượt ngườikm (tăng 7,8%).

Công tác tuần tra, kiểm soát giao thông tiếp tục được tăng cường; các lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, Tổ kiểm tra liên ngành đã phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về vận tải. Công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông hành lang an toàn đường bộ và tuần tra giao thông trên tất cả các tuyến đường được duy trì thường xuyên.

Trong 8 tháng, tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn 695 vụ (giảm 238 vụ so với cùng kỳ năm trước); gây thương tích 618 người (giảm 424 người); gây chết 200 người (tăng 51 người).

IV. Thu ngân sách; Hoạt động tín dụng:

1. Thu ngân sách:

Thu ngân sách trên địa bàn 9 tháng ước đạt 5.037,6 tỷ đồng, đạt 77,9% dự toán năm, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu thì kết quả thu nội địa đạt 2.512,9 tỷ đồng, đạt 66,8% dự toán năm; tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu thuế phí 2.341,2 tỷ đồng (đạt 70,3% DT năm; tăng 23,1% so cùng kỳ năm trước).

Trong thu ngân sách, các khoản thu 9 tháng đạt và tăng (giảm) so với cùng kỳ năm trước như sau: thu từ doanh nghiệp nhà nước 361,1 tỷ đồng (tăng 25,6% so với cùng kỳ năm trước); thu ngoài quốc doanh 680,9 tỷ đồng (tăng 20,4%); thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 226,5 tỷ đồng (giảm 23,1%), thu xổ số kiến thiết 279 tỷ đồng (tăng 37,8%); các loại phí, lệ phí 212,8 tỷ đồng (tăng gấp 2,34 lần); thu tiền sử dụng đất 171,8 tỷ đồng (tăng 95,6%), thuế xuất nhập khẩu 692,6 tỷ đồng (tăng gấp 2,34 lần), thu từ dầu thô 1.832 tỷ đồng (giảm 21% so với cùng kỳ năm trước).

So với dự toán năm, kết quả thu 9 tháng các nguồn thu đạt trên 70% là: thu doanh nghiệp nhà nước (đạt 71,5%), thu ngoài quốc doanh (đạt 70,9%), thuế sử dụng đất nông nghiệp (đạt 98,9%), tiền thuê đất mặt nước (139,4%), thuế bảo vệ môi trường (đạt 76,6%), lệ phí trước bạ (đạt 70,2%), các loại phí, lệ phí (đạt 73,1%), thu xổ số kiến thiết (đạt 199,3%). Ở các huyện, thị xã, TP có 08 huyện, thị xã, TP đạt trên 70% dự toán (huyện Bắc Bình và Đức Linh đạt dưới 70% dự toán).

Nhìn chung trong 9 tháng qua, Ngành Thuế đã cố gắng tập trung quản lý, khai thác các nguồn thu đúng trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng mô hình quản lý thuế theo chức năng trong công tác xử lý vi phạm thuế, cưỡng chế thu nợ thuế, chống thất thu thuế, đồng thời thường xuyên tiến hành khảo sát và điều chỉnh thuế hộ khoán theo nhóm ngành, nghề sản xuất kinh doanh còn bất hợp lý trên các địa bàn trong tỉnh.

2. Hoạt động tín dụng:

Đến 31/8/2013, nguồn vốn huy động đạt 14.401 tỷ đồng (tăng 5,65% so với đầu năm); trong đó: tiền gửi tiết kiệm chiếm 83%; tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 14,9% và tiền gửi khác chiếm 2,1%.  Tổng dư nợ cho vay đạt 17.126 tỷ đồng, tăng 12,1% so với đầu năm, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 10.090 tỷ đồng, chiếm 58,9% tổng dư nợ. Nợ xấu chiếm 1,11% tổng dư nợ.

Dự ước đến 30/9/2013 nguồn vốn huy động đạt 14.449 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm; tổng dư nợ cho vay đạt khoảng 17.408 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm.

Các Ngân hàng tiếp tục chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích, nhất là trong việc phát hành thẻ, lắp đặt và tăng tiện ích sử dụng của hệ thống máy ATM, POS. Đến nay, trên địa bàn có 18 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trong đó có 14 ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán trả lương qua tài khoản cho 1.284 đơn vị /39.673 người. Ngoài ra, còn thực hiện trả lương qua tài khoản cho 204 đơn vị/14.446 người không hưởng lương từ ngân sách. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã lắp đặt 121 máy ATM (tăng 03 máy so với đầu năm); 659 máy POS (tăng 69 máy so với đầu năm). Các máy ATM luôn được tiếp quỹ kịp thời, đảm bảo nhu cầu rút tiền, các sự cố kỹ thuật, bị lỗi về máy ATM, POS được xử lý nhanh chóng.

Nhìn chung hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn tương đối ổn định. Tín dụng tăng trưởng khá, nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp, lãi suất cho vay được điều chỉnh theo xu hướng giảm dần tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động ổn định sản xuất. Vốn tín dụng tăng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hướng vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; các dịch vụ ngân hàng hiện đại tiếp tục phát triển sâu rộng, hỗ trợ tích cực cho việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy vậy vẫn còn một số mặt hạn chế: trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực ưu tiên vẫn còn cao so với khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp; việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng cũ về mức lãi suất hiện hành ở một số tổ chức tín dụng còn chậm; vốn huy động ở kỳ hạn ngắn vẫn chiếm tỷ lệ lớn nên tính ổn định chưa cao.

V. Một số vấn đề xã hội:

1. Văn hóa, Thể thao :

          Công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị được triển khai thường xuyên,  kịp thời. Đã  tuyên truyền góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 và sửa đổi dự thảo Luật Đất đai, an toàn giao thông; phòng, chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… với 13.825 giờ phát thanh xe loa, phóng thanh, cắt dán 11.500 băng rôn khẩu hiệu, kẻ vẽ 12.229m2 panô, 10.817 phướn khẩu hiệu, treo 9.130 cờ các loại; phát hành các tập san, đĩa CD, các bản tin….chào mừng Xuân, nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn. Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh thực hiện 69 buổi văn nghệ tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội, thu hút 75.600 lượt người xem; Đội Tuyên truyền lưu động các địa phương thực hiện được 458 buổi diễn. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật hướng về cơ sở; các địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều chương trình văn nghệ đón giao thừa Tết Nguyên đán 2013 và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí nhân kỷ niệm các ngày lễ, tết.

          Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận trong 9 tháng đón và phục vụ 2.407 đoàn với 129.362 lượt người, trong đó có 978 lượt khách nước ngoài. Phục vụ 161 lễ viếng. Bảo tàng tỉnh sưu tầm, khai quật và tiếp nhận 187 hiện vật,  đưa 653 hiện vật sưu tầm vào hiện vật gốc bảo tàng, tham gia trưng bày phục vụ “Ngày hội văn hóa dân tộc Raglai” tại Ninh Thuận, đón nhận 02 Bằng xếp hạng di tích Quốc gia (đình - vạn Phước Lộc - thị xã La Gi;  di tích khảo cổ Động cát thôn 6, xã Hàm Đức, Hàm Thuận Bắc) và 3 di tích cấp tỉnh (vạn Mỹ Khê, đình - vạn Hội An (Phú Quý), thắng tích Hòn Bà (La Gi)). Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận đón 8.663 lượt khách tham quan, 49 lượt khách nước ngoài. Tổ chức sưu tầm trao đổi được 21 hiện vật gốc.

          Thư viện tỉnh trong 9 tháng đã cấp mới 1.625 thẻ bạn đọc (thiếu nhi 255 thẻ), phục vụ 86.706 lượt bạn đọc (thiếu nhi 16.655 lượt), luân chuyển 455.810 lượt tài liệu (thiếu nhi 184.759 lượt); bổ sung 6.129 bản sách. Thư viện các huyện, thị xã, thành phố đã trưng bày báo Xuân, giới thiệu sách chuyên đề phục vụ các ngày kỷ niệm, Tết… luân chuyển sách phục vụ cơ sở đáp ứng nhu cầu bạn đọc tại địa phương.

          Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóađược triển khai sâu rộng. Tính đến cuối tháng 8/2013, có 269.382 hộ gia đình đăng ký xây dựng GĐVH (đạt 97%), tăng 4.146 hộ so cuối năm 2012; 1.733 cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện đạt chuẩn văn hóa” (đạt 96,9%), tăng 31 cơ quan, đơn vị đăng ký so với cuối năm 2012; 703 thôn, khu phố phát động xây dựng thôn, khu phố văn hóa (đạt 99,7%); 01 thị trấn và 07 xã phát động xây dựng thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị và xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 42/46 cơ sở thờ tự đăng ký cơ sở thờ tự văn hóa và 43 dòng tộc đăng ký dòng tộc văn hóa.

          Hoạt động thể thao quần chúng duy trì đều. Đã tổ chức thành công các giải thể thao, Hội thao chào mừng ngày lễ, tết, kỷ niệm của quê hương, đất nước, tiêu biểu: Hội thi Leo núi Tà Cú; Ngày hội Đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty, Hội thi “Chạy vượt đồi cát Mũi Né”; “Ngày chạy vì sức khỏe - chào năm mới 2013”; chương trình chạy Ma-ra-tông “Nối liền một dải Việt Nam” và giải lướt ván buồm Quốc tế Fun Cup lần thứ XIV năm 2013, giải 3 môn phối hợp quốc tế, đăng cai giải Bóng đá phong trào mini toàn quốc, đón đoàn đua xe đạp Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh - Tranh cúp DONG A BANK năm 2013, Tổ chức giải Bóng đá tập huấn hạng Nhì tỉnh Bình Thuận năm 2013.

          Hoạt động thể thao thành tích cao: Đã cử các Đội thể thao tham gia các giải khu vực và Quốc gia, đạt được 153 huy chương (47 huy chương vàng, 43 huy chương bạc, 63 huy chương đồng).

2. Giáo dục:

Đến nay toàn tỉnh có 72 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 13 trường so với cuối năm học 2011-2012): Mầm non: 10 trường, tiểu học: 47 trường, THCS: 12 trường, THPT: 03 trường. Đã triển khai đầy đủ công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT và Giáo dục thường xuyên năm học 2012-2013; phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức truyền hình trực tiếp Chương trình tư vấn “mùa thi” vào các trường Đại học, Cao đẵng, Trung cấp chuyên nghiệp năm 2013; tổ chức thi học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp tỉnh (có 593 học sinh của các trường THPT tham dự ở 9 môn, kết quả đạt được: giải nhất: 05 HS; giải nhì: 24 HS; giải ba: 157 HS); thi học sinh giỏi cấp tỉnh giải Toán trên máy tính cầm tay (có 255 học sinh tham dự, kết quả đạt được: giải nhất: 06 HS; giải nhì: 09 HS; giải ba: 31 HS); thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh (có 1.654 học sinh tham dự, kết quả đạt được: giải nhất: 16 HS; giải nhì: 39 HS; giải ba: 309 HS); thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp tỉnh có 1.402 học sinh dự thi; kết quả 337 thí sinh đạt giải (12 giải nhất, 149 giải nhì, 176 giải ba). Đã đưa đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh tham dự Kỳ thi giải toán trên máy tính cấp khu vực, kết quả có 04 HS đạt giải (01 giải nhì, 03 giải khuyến khích). Thi Olympic các trường phía Nam, tỉnh có 37 HS đạt Huy chương (09 HC vàng, 16 HC bạc, 12 HC đồng). Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2012-2013, tỉnh có 07 HS đạt giải khuyến khích (môn Toán 02, môn Sinh học 02, môn Ngữ văn 03).

Công tác duy trì phổ cập giáo dục tiểu học – Chống mù chữ; duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I; phổ cập giáo dục trung học cơ sở được chú trọng thường xuyên. Tỷ lệ trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,85%; số người lớn trong độ tuổi biết chữ đạt 99,02%; số người lớn từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 97,49%; tỷ lệ trẻ 11 tuổi  hoàn thành chương trình tiểu học đạt 91,08%; tất cả các xã, phường, thị trấn, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh bảo đảm duy trì chuẩn quốc gia về PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và được củng cố duy trì đạt chuẩn quốc gia TCGD trung học cơ sở; có 15 xã được công nhận PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.

Tổng kết năm học (2012-2013), kết quả hạnh kiểm; xếp loại học lực; tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp như sau:

+ Ở bậc Tiểu học:

* Hạnh kiểm:

Xếp loại đầy đủ: 99,98% (109.421/109.444), tăng so với năm học trước 0,02%. Xếp loại chưa đầy đủ: 0.02% (23/109.444), giảm so với năm học trước 0,02%.

* Học lực:

- Môn tiếng Việt:

Loại giỏi: 45,79% (50.120/109.444) , tăng 1,51% so với năm học trước; Loại khá: 34,06% (37.277/109.444), giảm 0,34% so với năm học trước; Loại trung bình: 18.52% (20.265/109.444), giảm 0,91% so với năm học trước; Loại yếu: 1,63% (1.782/109.444), giảm 0,26% so với năm học trước.

- Môn Toán:

Loại giỏi: 53,91% (59.004/109.444) , tăng 0,31% so với năm học trước; Loại khá: 28,73% (31.466/109.444), tăng 0,04% so với năm học trước; Loại trung bình: 16,33% (20.265/109.444), tăng 0,3% so với năm học trước; Loại yếu: 1,39% (1.782/109.444), giảm 0,21% so với năm học trước.

+ Ở bậc Trung học cơ sở

* Hạnh kiểm:

+ Loại tốt: 54,01% (40.447/74.883) , tăng 1,45% so với năm học trước; Loại khá: 34,42 (25.773/74.883), tăng 0,02% so với năm học trước; Loại trung bình: 10,94% (8.188/74.883), giảm 1,3% so với năm học trước; Loại yếu: 0,63% (475/74.883), giảm 0,17% so với năm học trước.

* Học lực:

Loại giỏi: 18,64% (13.959/74.883) , tăng 0,69% so với năm học trước; Loại khá: 31,74 (23.769/74.883), tăng 1,37% so với năm học trước; Loại trung bình: 38,78% (29.040/74.883), tăng 0,20% so với năm học trước; Loại yếu: 9,95% (7.452/74.883), giảm 2,23% so với năm học trước; Loại kém: 0,89% (663/74.883), giảm 0,03% so với năm học trước.

+ Ở bậc Trung học phổ thông

* Hạnh kiểm:

Loại tốt: 45,12% (18.489/40.976) , tăng 4,06% so với năm học trước; Loại khá: 39,50 (16.185/40.976), giảm 1,87% so với năm học trước; Loại trung bình: 13,60% (5.611/40.976), giảm 2,20% so với năm học trước; Loại yếu: 1,70% (691/40.976), giảm 0,08% so với năm học trước.

* Học lực:

Loại giỏi: 5,07% (2.077/40.976) , tăng 1,02% so với năm học trước; Loại khá: 28,92 (11.852/40.976), tăng 1,23% so với năm học trước; Loại trung bình: 47,70% (19.546/40.976), giảm 1,25% so với năm học trước; Loại yếu: 17,20% (7.044/40.976), giảm 0,91% so với năm học trước; Loại kém: 1,12% (457/40.976), giảm 0,08% so với năm học trước.

+ Học sinh bỏ học:

Số học sinh bỏ học trong năm học 2012-2013 của toàn tỉnh là: 3.092 học sinh, chiếm tỷ lệ: 1,35% (năm trước 1,62%); trong đó tiểu học 51 học sinh, chiếm tỷ lệ: 0,05% (năm trước 0,09%), trung học cơ sở 1.526 học sinh, chiếm tỷ lệ: 1,99% (năm trước 2,43%), trung học phổ thông 1.515 học sinh, chiếm tỷ lệ: 3,55% (năm trước 3,97%)

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013, toàn tỉnh có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 98,54% (năm trước 98,83%); trong đó đạt khá, giỏi 14,71%. Hệ Giáo dục thường xuyên, tỷ lệ đỗ đạt 60,24%; trong đó đạt khá giỏi 2,02%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học toàn tỉnh đạt 99,85% (tăng 0,38% so với năm học trước); Tỷ lệ tốt học sinh lớp 9 được xét và công nhận tốt nghiệp THCS toàn tỉnh đạt 98,76% (tăng 0,56% so với năm học trước).

Theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo, đầu năm học 2013 – 2014 toàn tỉnh có 4.576 cháu vào nhà trẻ; 42.828 cháu vào mẫu giáo; 109.676 học sinh tiểu học; 78.229 học sinh trung học cơ sở; 40.020 học sinh THPT. Tỷ lệ huy động đến trường: nhà trẻ đạt 8,2%; mẫu giáo 77,7%; tiểu học đạt 99,9%; trung học cơ sở đạt 91,9%; trung học phổ thông đạt 51,9%. Số giáo viên trực tiếp giảng dạy hiện có: 2.365 giáo viên mầm non; 5.472 GV tiểu học; 4.856 GV trung học cơ sở; 2.469 GV trung học phổ thông.  Hệ Giáo dục thường xuyên có 1.600 học viên bổ túc văn hóa, (so với năm trước giảm 48 học viên); bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có 19.847 học sinh, sinh viên (so với năm trước tăng 2.884 HSSV).

3. Y tế:                                            

          Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Toàn tỉnh có 100/127 trạm y tế xã có bác sỹ công tác, trong đó có 15/15 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bình quân hiện có 5,3 bác sỹ/vạn dân.

          Công tác giám sát dịch tể bệnh tiếp tục được chú trọng, không để xảy ra dịch, số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng giảm so với cùng kỳ. Nhìn chung, chỉ tiêu các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được cơ bản đạt theo tiến độ đề ra. Từ đầu năm đến nay chưa có ca mắc bệnh dịch cúm H5N1.

          Trong 8 tháng, số mắc sốt xuất huyết xảy ra trong tỉnh có 1.120 ca (giảm 13,4% so với cùng kỳ năm trước), trong đó tử vong: 02 ca; số mắc tay chân miệng 270 ca (giảm 51% so với cùng kỳ năm trước), không có tử vong;  số mắc sốt rét 276 cas (giảm 36% so với cùng kỳ), không có tử vong.

          Công tác phòng chống phong, lao, mắt được duy trì thường xuyên. Số lượt người được khám phát hiện bệnh phong: 109.600 cas (tăng 45,8% so với cùng kỳ). Số bệnh nhân phong được phát hiện mới: 12 cas (cùng kỳ năm trước 14 ca); có 1.258 bệnh nhân lao được thu dung điều trị (giảm 8,3% so với cùng kỳ), phát hiện mới 731 bệnh nhân lao AFB (+) (giảm 4,9% so với cùng kỳ). Triển khai kế hoạch phòng chống mù lòa, trong 8 tháng đã khám phát hiện 26.486 ca (giảm 5,6% so với cùng kỳ); đại phẫu 476 cas (phẫu thuật đục thủy tinh thể), giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

          Công tác phòng chống HIV/AIDS được tiếp tục tăng cường, qua 8 tháng đã phát hiện mới 122 cas (từ trước đến nay 4.220 cas); số chuyển AIDS 100 cas (từ trước đến nay 995 cas); tử vong mới:  58 cas (từ trước đến nay 402 cas).

          Công tác khám chữa bệnh đáp ứng được nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong 8 tháng, tổng số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị là 1.820 ngàn cas (tăng 2% so với cùng kỳ); nội trú: 122 ngàn cas (tăng 5% so với cùng kỳ), trong đó: 

          + Bệnh viện đa khoa tỉnh: Tổng số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị 238.599 ca, trong đó điều trị nội trú: 35.188 cas.

          + Bệnh viện đa khoa khu vực phía Bắc tỉnh: Tổng số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị là 74.928 ca, trong đó điều trị nội trú: 10.369 cas.

          + Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam tỉnh: Tổng số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị là 98.329 ca, trong đó điều trị nội trú: 11.200 cas.

          + Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh: Tổng số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị là 26.807 cas, trong đó điều trị nội trú: 1.682 cas.

          Quản lý chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm: Trong 8 tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ ngộ độc (Phan Thiết, Tuy Phong) có 52 người mắc; 02 trường hợp tử vong.

4. Lao động Xã hội, Chính sách :

Dự ước 9 tháng, giải quyết việc làm cho 17.700 lao động (đạt 73,8% KH). Trong đó: cho vay vốn giải quyết việc làm 1.673 lao động (đạt 66,9% KH); xuất khẩu lao động 25 lao động, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh 2.000 lao động, thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế-xã hội 14.002 lao động. Đào tạo nghề 7.763 lao động (đạt 59,7% KH); trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn 5.904 người (đạt 59,04% KH); mở 04 lớp sư phạm dạy nghề cho 118 giáo viên và những người có nhu cầu làm giáo viên dạy nghề trên địa tỉnh. Đã tiếp nhận 2.715 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp; ra quyết định trợ cấp thất nghiệp cho 2.741 lao động, với kinh phí chi trả gần 17 tỷ đồng (có 26 hồ sơ tiếp nhận cuối năm 2012). Đã cấp Bảo hiểm y tế cho 110 trường hợp trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước (theo Quyết định số 290 của Thủ tướng Chính phủ) và gần 1.000 trường hợp người tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế theo Quyết định số 62 của Thủ tướng Chính phủ; 120 trường hợp Cựu chiến binh theo Nghị định số 150 của Chính phủ; giải quyết trợ cấp một lần cho 80 trường hợp theo Quyết định số 290 của Thủ tướng Chính phủ. Vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 6,5 tỷ đồng (đạt 108,3% KH); xem xét hỗ trợ 1.214 hộ người có công có nhu cầu hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở.

Tính đến nay, đã giải quyết cho 2.853 hộ nghèo vay vốn sản xuất, nguồn vốn thực hiện 42.849 triệu đồng; giải ngân vốn vay mới cho 738 sinh viên, với kinh phí 6.642 triệu đồng. Cấp 77.010 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, 7.675 thẻ cho người cận nghèo. Trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng cho 29.255 đối tượng với tổng kinh phí hơn 48 tỷ đồng. Cấp hỗ trợ tiền điện cho 17.380 hộ nghèo (theo Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 23/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ), kinh phí thực hiện là 4,696 tỷ đồng; phân khai kinh phí 4,348 tỷ đồng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. Toàn tỉnh hiện có 1.452 hộ nghèo có nhà ở tạm bợ, dột nát hoặc chưa có nhà có nhu cầu được hỗ trợ nhà ở. Huy động Quỹ bảo trợ trẻ em đạt 02 tỷ đồng (đạt 100% KH); từ nguồn tiền vận động được, đã hỗ trợ cho 50 trẻ phẫu thuật tim, sứt môi-hở hàm ếch và hơn 1.000 lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhận học bổng, quà tặng.

Tóm lại, với kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm 2013 cho thấy tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Những thuận lợi:

- Khai thác hải sản ổn định, 9 tháng đạt 138,8 ngàn tấn (tăng 1,6 ngàn tấn so với cùng kỳ năm trước). Sản xuất tôm giống tăng khá (9 tháng đạt 11,3 tỷ Post, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước).

- Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội 9 tháng tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 9,1%). Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển; lượt khách đến Bình Thuận 9 tháng tăng 11,2%; ngày khách tăng 12%; doanh thu du lịch tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước).

- Giá hàng hóa, dịch vụ tuy có biến động tăng hơn tháng trước; song sau 9 tháng giá tiêu dùng chỉ tăng 4,13%. Đây là mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây.

- Vận tải hàng hoá ổn định. Công tác tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông, hành lang an toàn đường bộ luôn được duy trì thường xuyên.

- Thu nội địa đạt khá, 9 tháng đạt 66,8% dự toán năm (tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước); thu thuế phí đạt 70,3% DT năm (tăng 23,1% so cùng kỳ năm trước).

- Hoạt động tín dụng ổn định và tiếp tục phát triển theo hướng tập trung phục vụ phát triển sản xuất – kinh doanh. Vốn cho vay đang tiếp tục khơi thông, dự ước đến cuối tháng 9/2013 vốn huy động tại địa phương tăng 6% (so với đầu năm); dư nợ cho vay tăng 14% (so với đầu năm).

- Các vấn đề xã hội tiếp tục có nhiều mặt chuyển biến. Từ đầu năm đến nay chưa xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm; các bệnh xã hội được tiếp tục chú trọng, quan tâm điều trị kịp thời. Chương trình y tế quốc gia được triển khai đều ở các tuyến. Chất lượng dạy và học ở các cấp phổ thông được tiếp tục chú trọng, từng bước nâng lên; tỷ lệ bỏ học giảm; các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT diễn ra an toàn, nghiêm túc; đã chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết cho năm học mới. Giải quyết việc làm cho người lao động có nhiều cố gắng. Công tác xoá đói giảm nghèo, chăm sóc các gia đình, những người có công với nước được tiếp tục quan tâm.

Những khó khăn:

- Sản xuất hè thu 2013 không được thuận lợi do nắng hạn gay gắt; dự ước năng suất lúa giảm so với cùng kỳ; cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày không đạt kế hoạch đề ra.

- Nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, 9 tháng thu hoạch giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng nước lợ, mặn giảm 3,4%, sản lượng nước ngọt giảm 10%.

- Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng thấp; giá trị sản xuất theo giá 1994 tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. (Nếu không tính thủy điện thì tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước). Hầu hết các sản phẩm sản xuất đều tăng ở mức thấp hoặc sụt giảm. Tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các khu công nghiệp rất chậm.

- Xuất khẩu hàng thủy sản gặp nhiều khó khăn (giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước). Lượng mặt hàng nhân hạt điều, thanh long, cao su đạt thấp so với kế hoạch (dưới 50%).

- Trong thu nội địa, các nguồn thu chiếm tỷ trọng khá trong dự toán như: thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân đạt dự toán thấp và giảm so với cùng kỳ năm trước đã làm ảnh hưởng đến kết quả thu. Hoạt động các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về thị trường đầu ra.

- Công tác đào tạo nghề đạt thấp, việc thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn còn nhiều lúng túng. Tiến độ giải ngân các nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia còn chậm.




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/